Áp dụng 2 câu nói trong ‘Binh pháp Tôn Tử’, đổi vận dễ như trở bàn tay: Người thông minh biết cách ‘lựa gió bẻ lái, nước nâng thuyền lên cao’
Không chỉ áp dụng trên chiến trường, cuốn "Binh pháp Tôn Tử" còn ẩn chứ 2 logic cơ bản có thể giúp người bình thường thay đổi cuộc sống của mình. Giàu không khó, chỉ cần có phương pháp.
Có người nói rằng: "Đọc binh pháp của Tôn Tử có thể khai sáng và củng cố cuộc sống của bạn."
Là một cuốn sách quân sự hàng ngàn năm trước, tác phẩm của Tôn Vũ, danh tướng kiệt xuất của Trung Quốc, đã viết tận được những tinh túy trong dụng binh.
Nhưng nếu đọc kỹ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, không chỉ áp dụng trên chiến trường, cuốn sách này còn ẩn chứ 2 logic cơ bản có thể giúp người bình thường thay đổi cuộc sống của mình.
01
Logic cơ bản của thành công:
Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực, người thông minh đều biết thế nào là "lựa gió bẻ lái"
"Binh pháp Tôn Tử" viết: "Thiện chiến giả, cầu chi vu thế."
Khả năng của một người là có hạn, và có rất nhiều việc chúng ta không thể tự mình làm được.
Vì vậy, những người thực sự lợi hại đều biết cách "mượn thế", tức tận dụng thời thế.
Trong bộ phim truyền hình nước ngoài có tên "Cuồng phong", nhân vật Cao Khởi Cường khi còn đi bán cá, đã bị thu phí bảo kê.
Để đuổi những người thu phí bảo kê đi, Cao Khởi Cường đã cố tình tiếp cận và trở nên thân thiết hơn với vị cảnh sát có tên An Hân.
Những người thu phí bảo kê nghĩ rằng An Hân là họ hàng của cảnh sát trưởng, nên tỏ ra vô cùng nể nang Cao Khởi Cường.
Cao Khởi Cường cũng vui vẻ "tận dụng" mối quan hệ của mình và cảnh sát để bảo vệ bản thân.
Trong "Binh pháp tôn tử" có nói: Viên đá tròn mà được đặt trên đỉnh núi cao, nó nhất định sẽ lăn xuống, hơn nữa còn khó mà có thể ngăn cản, đây chính là "thế".
Thời đến thời đi, khó ai cản nổi.
Học cách tận dụng thời thế, dùng nhỏ thắng lớn, ta mới có thể vượt qua những hạn chế trong khả năng cá nhân và đạt được kết quả gấp đôi dù chỉ với một nửa nỗ lực.
Tào Tháo cũng là một cao thủ trong tận dụng thời thế. Bản thân ông khởi nghiệp muộn, thế lực cũng vô cùng mỏng manh.
Nhưng ông lại biết "dùng danh nghĩa của Thiên Tử để lệnh chư hầu", Mượn "thế" của Thiên Tử để thu phục lòng người, ban bố mệnh lệnh.
Chư hầu thiên hạ đánh mất đi thời cơ, còn ông thì thừa thắng xông lên.
Chính nhờ lối tư duy biết thời biết thế của mình, ông đã lập nên được triều Tào Ngụy.
Cổ nhân nói rất đúng: Lựa gió mà bẻ lái.
Ngay cả khi đang chăm chỉ đào giếng, cũng cần phải chú ý tới thời thế để mà tận dụng.
Lựa chọn luôn quan trọng hơn chăm chỉ.
Theo thời thế, mượn lực, chỉ có như vậy, cuộc sống mới có thể có được bước nhảy vọt.
02
Logic cơ bản trong các mối quan hệ:
Nước nâng thuyền lên cao, người nâng người lên cao, cùng nhau nhóm lửa, lửa mới cháy mạnh
Stefan Zweig từng nói:
"Một người khó có thể đương đầu được hết với vô vàn đau khổ trong cuộc đời. Vì vậy, bản thân cần sự giúp đỡ của người khác, và cũng cần giúp đỡ người khác."
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Cùng nhau tiến lên, đồng tâm hiệp lực, đôi bên cùng thắng, đó mới là tư duy của kẻ trí.
Cũng trong bộ phim "Cuồng Phong", nhân vật Cao Khởi Cường là người hiểu rõ đạo lý này hơn ai hết.
Một người bạn sau khi ra tù, không được người nhà coi trọng, đến vợ cũng bị bố mẹ cấm không cho gặp.
Nhưng Cao Khởi Cường lại tặng cho người bạn đó cả gian hàng cá, còn tìm chỗ ở cho anh, giúp anh ổn định lại cuộc sống.
Người bạn đó vô cùng cảm kích, tin tưởng anh vô điều kiện.
Một người bạn khác bị phán vào tù 6 năm, trong lòng anh thấp thỏm, không biết ra tù rồi liệu có còn được Cao Khởi Cường chấp nhận, kết quả, anh ta được Cao Khởi Cường tặng cho cả một cửa hàng trò chơi điện tử với thu nhập hàng tháng hàng tỷ đồng.
Tài tụ người tán, tài tán thì người tụ.
Cao Khởi Cường tuy cũng đã làm không ít việc xấu, nhưng những người từng quen biết lại luôn vô cùng trung thành với anh, đó là bởi sự nghĩa khí của anh với những người từng cùng mình sát cánh.
"Binh pháp Tôn Tử" viết: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa.
Có tài giỏi cách mấy, có gặp được thời cơ thuận lợi tới mấy, cũng không bằng việc có một nhóm người đáng tin cậy luôn ở bên cạnh.
Tăng Quốc Phiên, một nhà nho nổi tiếng của Trung Quốc, khi xưa tới Giang Tây luyện binh đã tỏ ra rất kiêu ngạo, đắc tội vô số người.
Là một người vô cùng tài năng, nhưng ông lại không có duyên với nơi quan trường.
Một mình chiến đấu, không chỉ không huấn luyện được binh tướng, mà thậm chí còn suýt nữa mất mạng.
Đất hỗ trợ nhau thì thành tường, người hỗ trợ nhau ắt thành vua.
Con người giống như dây leo, tồn tại nhờ vào thứ khác. Nó phải ôm lấy người khác, và cũng lấy được sức mạnh từ cái ôm đó.
Chỉ bằng cách xử lý tốt các mối quan hệ xung quanh, tạo ra những mối quan hệ chất lượng, một người mới có thể có được chỗ đứng trong xã hội và thuận lợi căng cánh buồm cuộc đời ra khơi.
Thế giới dù có thay đổi như thế nào thì logic cơ bản về xã hội và bản chất con người vẫn không bao giờ thay đổi.
Và khả năng hiểu biết về bản chất của sự vật chính là thứ quyết định tương lai của một người.