A+ A A- Kiểu đọc sách

Ngoại hạng Anh: Mua sắm ồn ào dễ thất bại

19:04 28/06/2022
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Trong bất cứ mùa chuyển nhượng nào, sẽ có những đội bóng chi tiêu mạnh mẽ hơn phần còn lại của Premier League. Nhưng có một quy luật nghiệt ngã những mùa gần đây: Các đội mua sắm nhiều nhất thường lại thu về kết quả đáng thất vọng.

Bóng đá hôm nay 28/6: MU nhận thêm cú hích vụ De Jong, Barca kiện Roma

Bóng đá hôm nay 28/6: MU nhận thêm cú hích vụ De Jong, Barca kiện Roma

MU nhận thêm cú hích vụ De Jong. Barca kiện AS Roma. Giám đốc Arsenal trực tiếp đón tân binh Jesus. Dembele từ chối đề nghị đầu tiên của Chelsea. Lịch thi đấu bóng đá. Trực tiếp bóng đá. Kết quả bóng đá hôm nay. 

Vậy đâu là định nghĩa thành công cho các đội mua cầu thủ rầm rộ ở một kỳ chuyển nhượng? Nếu ở vị thế một ông lớn nhóm Big Six, đó phải là chức vô địch Premier League. Còn nếu nằm trong nhóm nửa sau bảng xếp hạng, trụ hạng trở thành nhiệm vụ không thể khác.

Dưới đây là những trường hợp các đội bóng mua sắm nhiều trong phiên chợ Hè, nhưng kết thúc mùa giải dưới kỳ vọng.

Tottenham (2013)

Sau khi nhận về 85 triệu bảng từ việc bán Gareth Bale cho Real Madrid, mức phí chuyển nhượng kỷ lục thế giới trong năm 2013, tất cả đều nghĩ Tottenham sẽ nhanh chóng đổi đời với hàng loạt chữ ký như Roberto Soldado, Christian Eriksen, Erik Lamela, Etienne Capoue, Nacer Chadli, Vlad Chiriches và Paulinho (hay còn gọi vui là bảy chữ ký thiên đường). Rốt cuộc, chẳng có thiên đường nào cho Tottenham khi họ chỉ đứng thứ 6 chung cuộc trong mùa giải đội bóng Bắc London phải thay tướng giữa dòng khi Tim Sherwood thế chỗ Andre Villas-Boas sau chuỗi trận tệ hại.

MU (2014)

Sau khi sa thải David Moyes, MU chiều lòng Louis van Gaal bằng một mùa Hè mua sắm rầm rộ. Angel Di Maria, Radamel Falcao, Ander Herrera, Luke Shaw, Marcos Rojo và Daley Blind lần lượt đổ bộ sân Old Trafford với rất nhiều kỳ vọng. Đáng tiếc, HLV Van Gaal lại không thể phục sinh ngay tức thì MU thành một nhà vô địch Premier League bất chấp hàng công đội chủ sân Old Trafford vẫn còn đó những gương mặt đáng chú ý như Robin van Persie, Wayne Rooney hay Juan Mata.

Hull (2014)

Sau chiến tích lọt vào chung kết Cúp FA mùa 2013-14, đồng nghĩa một tấm vé dự Europa League, những kỳ vọng về Hull ở mùa giải kế tiếp lập tức được nâng tầm. HLV Steve Bruce được ban lãnh đạo Hull tạo điều kiện tối đa về nhân sự khi mang về những gương mặt như Harry Maguire, Abel Hernandez, Mohamed Diame, Hatem Ben Arfa, Andy Robertson, Gaston Ramirez, Robert Snodgrass cùng bộ đôi của Tottenham là Jake Livermore-Michael Dawson. Rốt cuộc, việc mua sắm quá nhiều đã làm hại Hull bất chấp những dấu ấn của các tân binh như Snodgrass, Ben Arfa hay Hernandes. Đội chủ sân KC đã phải chào tạm biệt Premier League sau khi mùa 2014-15 khép lại, trong khi giấc mơ chinh phục đấu trường châu lục của thầy trò Bruce cũng tan vỡ từ sớm. HLV Bruce có lý do để cảm thấy bực mình, đặc biệt là trường hợp của Ben Arfa, người đã bị tống khứ sang Newcastle dưới dạng cho mượn trong nửa cuối mùa giải ấy.

Chú thích ảnh
MU năm ngoái đã chi rất nhiều tiền cho hàng loạt thương vụ lớn, nhưng chỉ thu về kết quả thất vọng

Everton (2017)

Sau khi bổ nhiệm HLV Ronald Koeman, Everton khiến Premier League ngạc nhiên khi trao cho nhà cầm quân người Hà Lan số tiền lên tới 140 triệu bảng để mua sắm. Trong số những thương vụ đáng chú ý của đội chủ sân Goodison Park có thủ thành Jordan Pickford, trung vệ Michael Keane, Davy Klassen từ Ajax và đặc biệt là sự trở về của Wayne Rooney sau hơn một thập kỷ gắn bó với MU. Đội bóng của HLV Koeman khi ấy được kỳ vọng sẽ sớm hiện diện trong cuộc đua giành vé dự Cúp châu Âu. Rốt cuộc, nhà cầm quân người Hà Lan đã phải nhận trát sa thải vào cuối tháng Mười khi đẩy Everton vào khu vực xuống hạng. Sam Allardyce, chuyên gia giải cứu các đội bóng nằm ở dưới vực sâu, đã xuất hiện và giúp Everton cán đích ở vị trí thứ 8, nhưng đó chẳng phải thành tích đáng tự hào chút nào.

Fulham (2018)

Ngay khi giành quyền lên hạng Premier League năm 2018, Fulham không ngần ngại chi đến hơn 100 triệu bảng để mua về nhiều gương mặt tên tuổi, từ Andre Schurrle, Jean Michel-Seri, Aleksander Mitrovic, Alfie Mawson, Andre Aguissa. Đội chủ sân Craven Cottage được phong danh hiệu nhà vô địch trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè. Rốt cuộc, chẳng có danh hiệu nào cho Fulham, thay vào đó là vị trí thứ 19 chung cuộc cùng thành tích chỉ thắng 7 trận và để lọt lưới 81 lần. Một vài trong số những chữ ký cách đây 4 năm vẫn còn ở lại Fulham trong hành trình lên chơi Premier League mùa này, nhưng đấy chẳng phải chiến tích đáng tự hào.

Arsenal (2019)

140 triệu bảng là những gì Arsenal bỏ ra để mua sắm trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2019 sau thất bại ở chung kết Europa League mùa trước đó. Rốt cuộc, Unai Emery mất việc vào tháng 11/2019, còn Arsenal chỉ có thể vớt vát bằng chiếc Cúp FA cùng vị trí thứ 8 chung cuộc khi Mikel Arteta lên nắm quyền.

MU (2021)

Chiêu mộ Cristiano Ronaldo cùng Raphael Varane là chỉ dấu rõ ràng cho tham vọng của MU. Ronaldo chơi không hề tồi khi mang về 24 pha lập công cho đội chủ sân Old Trafford, nhưng MU chỉ cán đích ở vị trí thứ 6 chung cuộc và thi đấu tệ hại tại các đấu trường Cúp.

Diệp Hạnh

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...