loading...
(Thethaovanhoa.vn) - Chuyên gia bóng đá Gabriele Marcotti phân tích cách thức bóng đá có thể góp phần giải quyết khủng hoảng tài chính thời covid-19 và cho rằng cách BTC giải Ngoại hạng Anh xếp lịch đấu là không thực tế.
Một đội bóng giành 5/6 chức vô địch quốc nội, giành 198/228 điểm tối đa. Một đội bóng dẫn trước đối thủ 15 điểm hay bị đối thủ thổi lửa vào gáy tới vòng cuối cùng cũng vẫn đăng quang. Đội bóng ấy có thể coi là vĩ đại nhất trong kỷ nguyên Premier League.
Bóng đá có thể giải quyết khủng hoảng tài chính
Dịch covid-19 khiến bóng đá toàn cầu gần như tê liệt. Các giải đấu hầu hết đều bị hoãn và chừng nào tình trạng “không bóng đá” còn tồn tại cũng có nghĩa các CLB phải chịu áp lực tài chính vì không có doanh thu.
Thời gian hoãn thi đấu càng dài thì mức thất thu càng lớn, sức ép tài chính càng lớn và những nguy cơ dĩ nhiên cũng càng lớn. Để tự cứu mình thoát khỏi tình trạng phá sản, nhiều CLB đang tìm hiểu xem liệu họ có thể giảm lương cầu thủ không.
Tại Pháp, luật pháp cho phép họ làm vậy. Nhiều CLB trong đó có Lyon, đã đặt cầu thủ của họ vào trạng thái “thất nghiệp một phần” khi chính phủ nước này hỗ trợ cầu thủ 6000 euro/tháng tiền lương.
Tại Đức, cầu thủ và quan chức CLB M’Gladbach đồng ý không nhận toàn bộ hay một phần lương trong thời gian xảy ra dịch covid-19. Cầu thủ và nhiều CLB khác đang làm theo.
Tại Tây Ban Na, các cầu thủ cũng đồng ý giảm lương. Ngoài ra, nhiều cầu thủ tình nguyện góp tiền làm từ thiện hoặc trực tiếp góp tiền cho hệ thống y tế để chống dịch bệnh.
Tất cả đều là những nghĩa cử tuyệt vời dù chắc chắn cao điểm của dịch covid-19 vẫn đang ở phía trước chúng ta. Huy động được nguồn tiền từ bóng đá là quan trọng nhưng điều quan trọng không kém là chúng ta phải sử dụng những số tiền ấy sao cho hiệu quả và có ý nghĩa nhất.
Cần thì ai cũng cần tiền nhưng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng phải được đánh giá theo theo từng trường hợp.
Ước tính, trong trường hợp xấu nhất (nghĩa là các trận còn lại của mùa giải không thể diễn ra dù trên sân không có khán giả, các hãng truyền hình không thanh toán hay đòi lại tiền bản quyền truyền hình) thì 5 giải VĐQG hàng đầu Châu Âu thất thu tổng cộng khoảng 3,45-4 tỷ euro trong đó giải Ngoại hạng Anh thất thu nặng nhất, khoảng 1,15-1,25 tỷ euro.
Mùa trước, tổng doanh thu của 5 giải hàng đầu Châu Âu ước khoảng 15,7 tỷ euro. Mùa này con số còn cao hơn nữa. Mức thiệt hại của họ chiếm khoảng 22%-25% doanh thu. Đúng là lớn nhưng không đến mức thảm họa.
Đấy là chúng ta tính trong trường hợp xấu nhất thì mức thiệt hại mới là như thế. Điều đó có nghĩa chưa chắc các CLB đã phải chịu nhiều thiệt hại tài chính đến vậy mùa này.
Chúng ta không biết đại dịch còn kéo dài bao lâu nhưng vẫn tồn tại khả năng là các trận đấu vẫn có thể diễn ra trên các sân không có khán giả. Dù gì thì thi đấu bóng đá trong điều kiện ấy, những nguy cơ về sức khỏe đối với cộng động cũng thấp hơn nhiều.
Trong trường hợp này, tất nhiên các CLB vẫn chịu thiệt hại tài chính vì không có doanh thu bán vé vào sân cùng nhiều khoản thất thu khác. Nhưng với nhiều CLB ở các giải VĐQG hàng đầu, họ vẫn có nguồn thu từ bản quyền truyền hình. Đáng lo nhất vẫn là những CLB không bán được bản quyền truyền hình.
Nguồn thu lớn nhất của các CLB này là bán vé vào sân. Nhưng không có khán giả thì nguồn thu quan trọng này của họ không còn. Thế nên, quan trọng là chúng ta cần những giải pháp khác nhau cho những đối tượng khác nhau để giúp các đội bóng giảm thiểu tổn thất tài chính.
Lịch đấu của Premier League thiếu thực tế
Nhiều nguồn tin nói rằng ban tổ chức giải Ngoại hạng tính nối lại các trận đấu vào tháng 6 tới và xắp xếp cho các CLB đá xong tất cả các trận vào ngày 12/7 để đảm bảo mùa giải mới diễn ra đúng lộ trình truyền thống là ngày 8/8.
Tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm phải làm sao để mua giải tới bị gián đoạn ít nhất có thể. Nếu cần làm gì đó để hoạch định lại mùa giải này, chúng ta cứ làm.
Chúng ta cần tìm giải pháp hợp lí nhất có thể để làm sao các đội bóng bắt đầu mùa giải mới một cách bình thường. Giải quyết vấn đề của hai mùa giải dở hơn là một mùa.
Nhưng đưa ra hạn chót hoàn thành mùa giải này đối với các CLB là ngày 12/7 là không thực tế vì khoảng thời gian 27 ngày từ đó đến khi bắt đầu mùa bóng mới là quá ít để các cầu thủ gói gọn cả kì nghỉ Hè của họ lẫn các trận đấu tập huấn trước mùa vào đó.
Nếu các CLB cần chơi xong tất cả các trận còn lại của họ mùa này trong vòng 6 tuần thì ban tổ chức giải Ngoại hạng cần cho cầu thủ nhiều thời gian hơn để họ nghỉ ngơi sau đó.
HT
Tổng hợp
loading...