Ảnh = Ký ức = Lịch sử: 'Đám tang hoàng đế' cuối cùng

Kể từ lúc thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) cho đến lúc chế độ thuộc địa sụp đổ (1945), triều đại nhà Nguyễn còn trải qua 8 đời vua. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, chỉ có 2 vị hoàng đế Đồng Khánh (1885-1889) và Khải Định (1916-1925) có cái chết được gọi là “băng hà”.
29/08/2022 19:31

Kể từ lúc thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) cho đến lúc chế độ thuộc địa sụp đổ (1945), triều đại nhà Nguyễn còn trải qua 8 đời vua. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, chỉ có 2 vị hoàng đế Đồng Khánh (1885-1889) và Khải Định (1916-1925) có cái chết được gọi là “băng hà”.

Sách 'Bảo tàng Khải Định': Từ bảo tàng cổ vật hàng đầu đến cảm hứng huyền thoại

Sách 'Bảo tàng Khải Định': Từ bảo tàng cổ vật hàng đầu đến cảm hứng huyền thoại

Hơn 100 năm trước, ngày 16/11/1913, "Hội Những người bạn cố đô Huế" (Association des Amis du Vieux Hué, thường gọi là B.A.V.H.) đã ra mắt, sau đó xuất bản tập san cùng tên.

1. Hoàng đế Tự Đức băng hà sau một phần tư thế kỷ chèo chống mà không cản nổi sức xâm lăng của thực dân, đã để mất hoàn toàn 6 tỉnh Nam kỳ. Lăng Tự Đức xây rất to rất đẹp, nhưng dựng sẵn tấm bia tự thừa nhận sự bất lực và thất bại khi để quốc gia tan nát trước họa ngoại xâm và giao mình cho“lịch sử phán xét”. Đám tang của vị hoàng đế trị vì lâu nhất (1847-1883) diễn ra lặng lẽ giữa lúc số phận quốc gia đang nguy biến, vương triều hỗn loạn.

Nỗ lực của các vị đại thần nhiếp chính như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường cũng không cứu vãn nổi. Đưa Dục Đức lên ngôi được 3 ngày đã phế truất, bỏ đói chết trong ngục thất; Hiệp Hòa chưa kịp đăng quang đã phải ký vào Hiệp ước Quý Mùi (25/8/1883) nhận sự bảo hộ của Pháp rồi cũng bị phế truất và bắt uống thuốc độc mà chết. Người kế nhiệm là Kiến Phúc cùng chỉ tại vị được có 8 tháng, rồi bị bức tử khi mới 15 tuổi. Chẳng có một nghi thức nào dành cho cái chết của những vị hoàng đế xấu số này.

Chú thích ảnh
Khải Định với các loại huân chương và phù hiệu, trang sức

Hoàng đế thứ 8 là Hàm Nghi lên ngôi tháng 8/1884, lóe sáng bằng một cuộc nổi dậy chống Pháp và giống như hai người kế nghiệp sau này là Thành Thái và Duy Tân, đều bị thực dân phế truất, rồi đầy ra đảo xa. Cả ba vị phế đế yêu nước ấy đều kết thúc cuộc đời thầm lặng trong những hoàn cảnh khác nhau. Hàm Nghi qua đời tại Algérie (Bắc Phi) ngày 14/1/1944. Thành Thái được trở về quê hương và mất tại Sài Gòn (20/3/1954). Riêng cựu hoàng Duy Tân đã toan trở về tổ quốc, mong tiếp tục sự nghiệp chính trị, nhưng tử nạn khi máy bay bị rơi ở Trung Phi (26/12/1945). Còn vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, Bảo Đại tại vị được 20 năm, từ 1925 cho đến khi tự tuyên bố thoái vị 31/8/1945, thì kết thúc trong thân phận một cựu hoàng, một chính khách lưu vong, qua đời ở Paris (31/7/1997).

Đồng Khánh là người hoàn toàn do thực dân Pháp dựng lên để đánh dẹp Hàm Nghi - vị hoàng đế đã rời kinh thành tổ chức kháng chiến Cần vương chống Pháp. Vị hoàng đế đầy công huân với thực dân này cũng chỉ tại vị được có 3 năm và 131 ngày (từ 19/9/1885 đến 28/2/1889), hưởng dương 24 tuổi, có xây lăng tẩm (Tư Lăng), nhưng cho đến nay chúng tôi chưa tìm thấy một tấm ảnh nào. Sự lặng lẽ ấy cũng hợp với khung cảnh đất nước và kinh thành sau một cơn đại biến loạn, nền cai trị của thực dân và triều đình thân Pháp vẫn còn nghiêng ngửa, mà hai vị hoàng đế kế vị là Thành Thái và Duy Tân là bằng chứng?!

Chú thích ảnh
Lễ động quan ở điện Càn Thành

2. Với bối cảnh như thế, đám tang của Hoàng đế Khải Định (1885-1925) có thể được coi là sự kiện đình đám nhất trong lịch sử của triều Nguyễn thời cận đại. Tuy ông không phải là hoàng đế cuối cùng, nhưng xét ở khía cạnh quốc tang, thì đây như là “đám tang hoàng đế” cuối cùng.

Kế vị vị hoàng đế yêu nước Duy Tân đã bị thực dân lưu đầy, Khải Định lên ngôi vào năm 1916, thời điểm Thế chiến I đang diễn ra ác liệt, nhưng ở thuộc địa Đông Dương thì tương đối ổn định. Sau khi thế chiến kết thúc là bước vào cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, được coi là thời kỳ hoàng kim của xứ Đông Dương.

Chú thích ảnh
Vua Bảo Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài

Khải Định không thể nói khác là một “ông vua bù nhìn”, điều mà nhà yêu nước Phan Châu Trinh đã từng công khai lên án. Nhưng cũng là một người đứng đầu triều đình có nhiều ý tưởng cách tân về hình thức, mà biểu hiện rõ nhất là trang phục và lăng tẩm. Khải Định cũng là vị hoàng đế đầu tiên du hành sang nước Pháp và gửi thế tử sang đào tạo trong nền giáo dục Tây phương.

Trong bối cảnh ấy, đám tang của Khải Định trở thành một sự kiện lớn, được giới truyền thông và chính trị quan tâm. Số lượng ảnh từ nhiều nguồn khác nhau: Phủ Toàn quyền, các tổ chức khoa học như Hội Đô thành hiếu cổ, giới truyền thông… để lại rất nhiều hình ảnh có chất lượng. Riêng hiệu ảnh Tăng Vinh ở Huế cũng chụp và phát hành album để bán…

Có thể nói, việc khảo sát nghi thức một đám tang hoàng đế (quốc tang) thì đám tang Khải Định là một nguồn sử liệu có giá trị.

Có điều cần nói thêm, năm 1922 Khải Định qua thăm nước Pháp và hội chợ Marseille, đến năm 1924 thì tổ chức rất linh đình ngày Tứ tuần đại khánh (sinh nhật 40 tuổi). Nhưng chẳng bao lâu sau (6/11/1925) thì băng hà, đám tang kéo dài từ 31/1/1926 (phát tang) cho đến 3/3/1926 mới an vị thi hài trong Ứng Lăng. Các sự kiện ấy đều được chụp ảnh rất nhiều và có thể nói ảnh tư liệu về vị hoàng đế này là kỷ lục.

Chú thích ảnh
Kiệu tang
Chú thích ảnh
Voi cung đình dẫn đầu đám tang
Chú thích ảnh
Đoàn đưa đám tang đi ra cổng thành
Chú thích ảnh
Toàn quyền Pháp đến dự lễ
Chú thích ảnh
Tấm triện ghi tên họ và chức tước của vua
Chú thích ảnh
Đoàn sư dẫn hương linh
Chú thích ảnh
Chuyển quan tài vào lăng
Chú thích ảnh
Lăng Khải Định
Chú thích ảnh
Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng
Chú thích ảnh
Đoàn hát
Chú thích ảnh
Toàn cảnh lăng
Chú thích ảnh
Bên trong lăng Khải Định
Chú thích ảnh
Điện Kiến Trung bằng giấy
Chú thích ảnh
Đốt đồ mã
Chú thích ảnh
Toàn quyền Alexandre Varenne và Khâm sứ Pierre Pasquier viếng lăng
Chú thích ảnh
Khâm sứ Trung kỳ Pierre Pasquier và đoàn chính phủ Pháp
Chú thích ảnh
Album chụp ảnh đám tang Khải Định do hiệu ảnh Tăng Vinh ở Huế chụp và bán

  QXN

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.