75 năm Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản: Nỗ lực vì một thế giới phi hạt nhân

Cách đây 75 năm, ngày 6 và 9-8-1945, người dân hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử. Hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội và biến hai thành phố sôi động này thành những “thành phố chết”.
06/08/2020 08:25

(Thethaovanhoa.vn) - Cách đây 75 năm, ngày 6 và 9-8-1945, người dân hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản đã trở thành những nạn nhân đầu tiên của bom nguyên tử. Hai quả bom đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người vô tội và biến hai thành phố sôi động này thành những “thành phố chết”. Sau 75 năm, cái tên Hiroshima và Nagasaki vẫn luôn nhắc nhở thế giới về sự tàn khốc của bom nguyên tử, về cái giá mà người dân vô tội phải trả trong chiến tranh.

Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 73 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki

Nhật Bản tổ chức lễ tưởng niệm 73 năm Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 9/8, lễ tưởng niệm 73 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã được tổ chức tại thành phố cảng trên đảo Kyushu này.

Ký ức không thể xóa mờ   

8h15’ sáng ngày 6-8-1945, trong tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II, quân đội Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử nhân loại mang tên “Little Boy”, nặng 5 tấn xuống thành phố Hiroshima. Cùng với tiếng nổ kinh thiên động địa, một đám mây hình nấm to dần, bao trùm bầu trời thành phố Hiroshima, Nhật Bản.   

Trong ánh sáng chói lòa tạo bởi hai màu đỏ và lam, người, vật cùng các công trình kiến trúc ở Hiroshima oằn mình lên rồi tàn lụi. Với sức nóng 4.000 độ C, bức xạ và sóng nén áp suất cao trong nháy mắt đã làm thành phố 400 năm tuổi tan thành tro bụi; hàng trăm nghìn nạn nhân không thể phân biệt đâu là nam giới, đâu là phụ nữ; những đứa trẻ nằm rên rỉ bên cạnh những người mẹ đã chết hoặc đang chết dần vì vết thương… 140 nghìn người dân Hiroshima đã thiệt mạng là thiệt hại của quả bom nguyên tử đầu tiên này. Cả thành phố là một biển chết. Đó là những mảng hồi ức của người dân Hiroshima vào thời khắc kinh hoàng đó.   

Không dừng lại ở đó, ba ngày sau khi ném quả bom nguyên tử đầu tiên, 11h02’ ngày 9-8-1945, Mỹ lại dội quả bom nguyên tử thứ hai mang tên “Fat Man” xuống thành phố Nagasaki, giết chết 70 nghìn người. Khi ấy, người Mỹ hẳn đã lường trước mức độ tàn phá khủng khiếp. Thế nhưng, chẳng ai có thể dự đoán chính xác về hậu quả mà vũ khí hủy diệt kia gây ra cho những người còn sống. Phần lớn người chết ở cả hai thành phố là thường dân, trong đó khoảng 65% là trẻ em. Ngoài số thương vong tức thì, có hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra kéo dài cho đến ngày nay. Ngoài nỗi đau thể chất, ám ảnh tâm lý có lẽ là tác hại lâu dài nhất của hai vụ đánh bom trên. Với họ, 75 năm đã qua đi, nhưng khoảnh khắc khủng khiếp, hãi hùng ấy vẫn là nỗi ám ảnh không có hồi kết.   

Còn với toàn nhân loại, sự kiện Mỹ ném hai quả bom xuống Nhật Bản là thảm họa nguyên tử kinh hoàng nhất trong lịch sử mà chúng ta không được quên và không được phép để xảy ra một lần nữa.

Chú thích ảnh
Quân đội Mỹ chụp lại hình đám khói bốc lên sau khi bom nguyên tử rơi xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) ngày 6-8-1945

Hồi sinh mạnh mẽ   

75 năm đã trôi qua, từ đống tro tàn đổ nát, thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản giờ đây đã chuyển mình và hồi sinh mạnh mẽ, trở thành biểu tượng, sức sống mãnh liệt của con người và đất nước Nhật Bản.   

Sau Chiến tranh, thành phố Hiroshima và Nagasaki đã phát triển mạnh mẽ, nhiều loại hình doanh nghiệp như giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thủy sản không ngừng gia tăng. Các ngành công nghiệp hiện đại như luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, hóa chất, điện tử… liên tiếp được thành lập, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Hiroshima và Nagasaki còn trở thành những địa điểm du lịch lịch sử nổi tiếng thế giới. Rất nhiều khách du lịch đã chọn nơi đây là nơi để tìm hiểu, sẻ chia về những mất mát mà người dân nơi đây đã phải hứng chịu, cũng như tận mắt chứng kiến tinh thần vươn lên không ngừng của người dân Nhật Bản. Ký ức của những người sống sót và những ám ảnh mà họ phải trải qua trong suốt cả cuộc đời luôn là câu chuyện khiến nhiều du khách sửng sốt và thấu hiểu hơn những vết sẹo mà chiến tranh, xung đột có thể để lại. Chính người dân Nhật Bản cũng luôn coi Hiroshima và Nagasaki là điểm đến mà thế hệ trẻ nước Nhật nên đến để có được những hiểu biết chân thực mà đồng bào họ đã phải trải qua trong quá khứ.   

Và đã thành thông lệ, vào tháng 8 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tập trung tại Hiroshima và Nagasaki để tưởng nhớ thời khắc Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống đây. Những di chứng khủng khiếp vẫn kéo dài cho đến ngày hôm nay khiến buổi lễ tưởng niệm năm nào cũng có ý nghĩa hết sức lớn lao.   

Năm nay, dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 song Nhật Bản vẫn tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân Hiroshima và Nagasaki trong vụ ném bom nguyên tử cách đây 75 năm. Theo kế hoạch, lễ tưởng niệm tại Hiroshima và Nagasaki sẽ được tổ chức lần lượt vào ngày 6 và 9-8-2020 tới. Quy mô của các buổi lễ này năm nay sẽ được thu hẹp do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.   

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3-8-2020 để chuẩn bị cho lễ tưởng niệm năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi sẽ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới linh hồn của những nạn nhân trong vụ đánh bom nguyên tử trong dịp tưởng niệm 75 năm này. Chúng ta không bao giờ được lặp lại thảm kịch ở Hiroshima và Nagasaki". Ông cam kết duy trì ba nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản là không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân tồn tại trên lãnh thổ của mình, cũng như sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các quốc gia sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chú thích ảnh
Mái vòm Genbaku tan hoang sau vụ thả bom hạt nhân ngày 6/8/1945. Ảnh: AP

Vì một thế giới phi hạt nhân  

Kể từ sau nỗi đau mang tên Hiroshima và Nagasaki, cộng đồng quốc tế không ngừng nỗ lực để giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng, để một thảm kịch tương tự không bao giờ tái diễn trên Trái đất này.   

Những thành quả đạt được không hề nhỏ. Một loạt các hiệp định quốc tế đã được ký kết, tiêu biểu trong số đó như: Hiệp ước về cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (gọi tắt là hiệp ước NPT, được ký năm 1968 và hiện có tới 190 quốc gia tham gia); Hiệp ước về hạn chế tên lửa đạn đạo giữa Mỹ và Liên Xô năm 1972 (hiệp ước ABM); Hiệp ước về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược giữa Mỹ và Nga (hiệp ước START-1 ký năm 1990 và START mới ký năm 2010); Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (hiệp ước CTBT ký năm 1995)… Số lượng các quốc gia sở hữu loại vũ khí khủng khiếp này cũng dừng lại ở con số rất hạn chế. Quan trọng hơn cả, hiện nay phổ biến vũ khí hạt nhân được coi là một trong những nguy cơ có tính toàn cầu trong nhận thức của toàn bộ cộng đồng quốc tế.   

Tuy nhiên, những nỗ lực này rõ ràng là chưa đủ hóa giải nỗi lo Hiroshima, Nagasaki. Ngày càng có nhiều quốc gia coi vũ khí hạt nhân như một phần của chiến lược chiến tranh, chứ không chỉ đơn thuần là biện pháp tự vệ hay răn đe. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân đang bị đe dọa phá bỏ khiến những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong nhiều thập niên qua đang có nguy cơ bị “đổ xuống sông, xuống biển”.   

Trước tiên là sự kiện Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - được Iran ký kết với các cường quốc thế giới năm 2015 - và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5-2018. Điều này dẫn đến việc Iran hồi tháng 4-2019 đã cảnh báo có thể sẽ rút khỏi Hiệp ước NPT. Mới đây, ngày 20-1-2020, Iran thông báo sẽ xem xét rút khỏi NPT nếu tranh chấp liên quan tới chương trình hạt nhân của quốc gia này bị đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.   

Chưa kể, nỗ lực giải trừ quân bị toàn cầu còn bị ảnh hưởng khi vào ngày 2-8-2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8-12-1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1-6-1988. Ngay sau khi Mỹ rút khỏi INF, Nga cũng đã thông báo chính thức chấm dứt hiệp ước này.   

INF đổ vỡ đã tạo ra một điểm nóng bất ổn mới với hậu quả khó kiểm soát. Bởi khi mọi vấn đề liên quan đến hạt nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thì tương lai của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START mới), Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân (NPT), hay Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT)… đều trở nên bấp bênh. Nếu các cường quốc hạt nhân không nghiêm túc trong vấn đề giải trừ quân bị, thì một ước mơ về một thế giới không vũ khí hạt nhân sẽ vẫn xa vời.

An Ngọc/TTXVN (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Mỹ ngăn chặn “phí rác” khi thuê phòng khách sạn và mua vé hòa nhạc

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiến thêm 1 bước trong nỗ lực ngăn chặn các khoản “phí rác” khi Ủy ban thương mại liên bang (FTC) yêu cầu minh bạch hơn về giá đối với những người mua vé hòa nhạc, sự kiện cũng như thuê phòng khách sạn.

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Tàu Dragon trở về Trái Đất cùng nhiều mẫu nghiên cứu khoa học

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 17/12 thông báo đã cùng đối tác là công ty khai phá không gian SpaceX ấn định thời điểm triển khai chuyến bay có người lái tiếp theo, mang mã hiệu Crew-10, lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Các nhà lập pháp Mỹ công bố dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh đóng cửa chính phủ

Tối 17/12 (sáng 18/12 theo giờ Việt Nam), các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố một dự luật chi tiêu ngắn hạn để ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa vào cuối tuần này.

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Kinh tế 2024 - Dự báo 2025: Kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rủi ro

Theo nhà kinh tế Mark Zandi của Moody's Analytics, kinh tế Mỹ đang đạt được những kết quả "đặc biệt tốt" khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Sự cố tràn dầu trên Biển Đen gây nhiều lo ngại

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, ngày 17/12, tàu Volgoneft-109, chở 4.000 tấn dầu, đã phát tín hiệu cấp cứu trên Biển Đen.

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Meta bồi thường 50 triệu AUD cho người dùng Facebook ở Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dùng Facebook ở Australia có thể sẽ nhận được khoản thanh toán bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica sau khi Meta (công ty mẹ của Facebook) vừa đạt được thỏa thuận dàn xếp mang tính bước ngoặt trị giá 50 triệu AUD (31,69 triệu USD) với Ủy ban thông tin Australia (OAIC).

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

NHÌN LẠI THẾ GIỚI 2024: Hành động bắt buộc

Năm 2024 "chắc chắn" là năm nóng nhất từ trước đến nay và cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Quốc hội Hàn Quốc khôi phục đủ thẩm phán cho Tòa án Hiến pháp

Ngày 15/12, Quốc hội Hàn Quốc đã đồng thuận khôi phục cơ chế "9 người" cho Tòa án Hiến pháp trong bối cảnh đang diễn ra quy trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.