7 lễ hội mùa Xuân nổi tiếng ở miền Bắc

Một phần rất lớn trong số hơn 7000 lễ hội trên toàn quốc là các lễ hội Xuân gắn với “tháng ăn chơi” của người Việt theo quan niệm cũ. Ở đó, du khách có thể tìm gặp những nét văn hóa truyền thống độc đáo đã được lưu giữ từ nhiều thế kỷ.
25/01/2020 14:00

(Thethaovanhoa.vn) - Một phần rất lớn trong số hơn 7000 lễ hội trên toàn quốc là các lễ hội Xuân gắn với “tháng ăn chơi” của người Việt theo quan niệm cũ. Ở đó, du khách có thể tìm gặp những nét văn hóa truyền thống độc đáo đã được lưu giữ từ nhiều thế kỷ.

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong các lễ hội Xuân

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong các lễ hội Xuân

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, mùa lễ hội năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức kiểm tra việc khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là những lễ hội lâu đời nhất tại Việt Nam và thường xuyên được du khách quan tâm.

Lễ hội chùa Hương (mùng 6 âm lịch)

Lễ hội chùa Hương có thể tạm coi là hội Xuân lớn nhất cả nước, khi kéo dài trong gần 3 tháng (bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch).

Lễ hội này gắn liền với cụm di tích thắng cảnh chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), vốn là một trung tâm Phật giáo và một “đại danh lam” của xứ Đàng Ngoài ngay từ thế kỷ XV. Đặc biệt, năm Canh Dần (1770) Trịnh Sâm đã phong nơi đây là “Nam thiên đệ nhất động”.

Chú thích ảnh
Trảy hội chùa Hương

Theo truyền thuyết, ngày khai hội chùa Hương mùng 6 tháng Giêng vốn gắn với ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Tuy nhiên, không đợi đến ngày khai hội, thông thường, từ ngày mùng 2 Tết đông đảo người dân đã nườm nượp đến trẩy hội. Theo BTC, lễ hội năm nay vẫn áp dụng nguyên mức phí như năm 2019: vé thắng cảnh 80.000/khách, vé đò là 50.000/khách/2 lượt và không thu vé trong các ngày mùng 1, mùng 2 Tết.

Lễ hội Gò Đống Đa (mùng 5 âm lịch)

Là lễ hội Xuân hiếm hoi diễn ra ngay giữa nội thành Hà Nội, hội Gò Đống Đa tổ chức hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ chiến thắng xuân Kỷ Dậu 1789, khi vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh và giải phóng Thăng Long vào ngày mùng 5 Tết.

Chú thích ảnh
Hội gò Đống Đa vào sáng mùng 5 Tết

Theo truyền thống hàng năm, Hội gò Đống Đa là dịp để nhân dân dâng hương hoa, ôn lại chiến thắng lẫy lừng của dân tộc và tham gia các trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Từ năm 2019, nhân kỷ niệm 230 năm chiến thắng Kỷ Dậu, lễ hội này đã được tổ chức công phu và quy mô hơn với các nét văn hóa tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo (An Khê - Gia Lai), Tây Sơn Hạ đạo (Bình Định).

Lễ hội Gióng Sóc Sơn (mùng 6 âm lịch)

Khai hội vào ngày mùng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Gióng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) gắn với địa điểm tương truyền là nơi dừng chân cuối cùng của Phù Đổng Thiên Vương trước khi bay về trời. Cùng với lễ hội Gióng tại Phù Đổng (nơi sinh Thánh Gióng), lễ hội này từng được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại năm 2010.

Chú thích ảnh
Rước giò hoa tre tại hội Gióng Sóc Sơn

Chỉ diễn ra cách Hà Nội 30 km, Lễ hội Gióng Sóc Sơn luôn thu hút một lượng lớn du khách trong 3 ngày mùng 6, 7 và 8 âm lịch. Trong đó chính hội là mùng 7, ngày thánh hóa theo truyền thuyết. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Thượng (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc.

Hội chợ Viềng (mùng 7 âm lịch)

Phiên chợ Viềng “mua may bán rủi”, ít tính thương mại nhưng lại đậm ý nghĩa cầu may theo quan niệm truyền thống, diễn ra vào các đêm mùng 7 và mùng 8 Tết tại Kim Thái (Vụ Bản, Nam Định).

Đặc biệt, khu vực này lại nằm cạnh quần thể di tích Phủ Dầy với hơn hai mươi di tích lớn nhỏ thờ mẫu Liễu Hạnh - một trong “tứ bất tử” của Việt Nam – nên thường xuyên là một điểm đến của du khách trong dịp Xuân.

Chú thích ảnh
"Mua may bán rủi" tại chợ Viềng

Hiện tại, các mặt hàng ở chợ Viềng rất đa dạng – trong đó nhiều nhất là thịt bê thui và thịt dê. Ngoài ra, chợ Viềng cũng là nơi bày bán từ đôi quang gánh, chiếc thúng, chiếc mủng, đơm, đó, giỏ cua cá hay chiếc đòn gánh, liềm, cuốc xẻng hoặc những sản phẩm dùng cho cuộc sống hàng ngày như quần áo, thực phẩm, sách vở, đồ chơi trẻ em… cùng trăm ngàn vật dụng khác như cây cảnh, bát ăn, kéo cắt gà. Bởi thế, mỗi du khách đều có thể lựa chọn cho mình một vài món đồ phù hợp để mua “lấy may” cho mình.

Lễ hội Yên Tử (mùng 10 âm lịch)

Lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch. Đây là lễ hội lớn, gắn với không gian của non thiêng Yên Tử - nơi vua Trần Nhân Tông về đây tu tập và khai sinh ra trường phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi vậy, Yên Tử là nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Phật giáo lâu đời của Việt Nam và cũng là nơi gắn với những cảnh đẹp đặc biệt mà đất trời mang lại.

Chú thích ảnh
Hành hương lên chùa Đồng, Yên Tử

Đây cũng là một lễ hội kéo dài suốt 3 tháng sau ngày khai hội mùng 10 tháng Giêng. Thông thường, vào mùa xuân, hàng vạn du khách vẫn tới đây hành hương, tìm lên chùa Đồng trên đỉnh núi để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, dịp khai hội thường có thêm những hoạt động như Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, diễn xướng văn hóa dân gian, múa Rồng Lân, trò chơi dân gian…

Lễ hội Lim (ngày 12 âm lịch)

Gắn liền với các làn điệu quan họ, hội Lim là lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh, diễn ra tại 3 địa phương bao quanh đồi Lim (huyện Tiên Du) là xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Chú thích ảnh
Hát quan họ tại Hội Lim

Trong đó, ngày 13 là chính hội với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân.

Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội – khi các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bờ, dưới bến. Nếu muốn, du khách có thể tới chơi hội từ tối 12 để nghe các canh quan họ cổ tại nhà các nghệ nhân.

Lễ hội Bà Chúa Kho (ngày 14 âm lịch)

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Đầu năm đi xin lộc, cuối năm trả lễ bà chúa Kho từ lâu đã trở thành phong tục lâu đời của người dân Việt Nam. Theo phong tục này, du khách phải dâng sớ xin lộc (để sau này tới trả lễ), mong cho năm sau vốn liếng dồi dào, làm ăn tốt hơn.

Chú thích ảnh
Lễ hội Bà Chúa Kho

Khai hội vào ngày 14 tháng Giêng, nhưng từ đầu năm, mỗi ngày, khu đền Bà Chúa Kho luôn chật kín người. Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho thuộc thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. Đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ từ thế kỷ XIX theo kiểu chữ T với những đường nét chạm khắc công phu. Ngoài ra, đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử quan trọng nằm trong quần thể di tích Cổ Mễ.

Đông Mai (Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Để công nghiệp văn hóa Việt Nam cất cánh (kỳ 1): Chuyển biến tích cực, nhưng chưa xứng tầm

Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Đầu tư và tài trợ cho văn hóa (kỳ 2& hết): Học gì từ kinh nghiệm của thế giới?

Một mẫu số chung trên thế giới: Các quốc gia phát triển về văn hóa luôn có những mô hình đầu tư và tài trợ thành công cho lĩnh vực văn hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.