6 điều thu hút ‘vận nghèo’, bạn đã vướng phải thì chẳng quý nhân nào giúp nổi
Có những người, làm cả đời cũng chẳng có đồng nào tích luỹ, thậm chí ăn qua ngày cũng phải chật vật xoay sở. Những người vậy, chung quy gọi là họ có 'vận nghèo'.
Có những người, làm cả đời cũng chẳng có đồng nào tích luỹ, thậm chí ăn qua ngày cũng phải chật vật xoay sở. Những người vậy, chung quy gọi là họ có 'vận nghèo'.
Tại sao lại nói như vậy? "Tướng từ tâm sinh, mệnh từ thiên định" phải chăng chính là, nếu tâm tính tốt thì tướng mạo và khí chất, vận mệnh sẽ khác với đại đa số; nếu tâm vốn đã "nghèo" thì dù có chăm chỉ đến đâu cũng không thể thoát khỏi "tội nghiệp", "khí vận mạt".
Theo cái lý đó của cổ nhân, một người thậm chí không thể làm tốt điều cơ bản làm người thì đương nhiên rất dễ bị "vận xui" bủa vây.
6 điều sau đây có thể ảnh hưởng lớn đến tài vận của một người.
1. Cẩu thả sống qua ngày
Cẩu thả là sự không cẩn thận, chăm chút, chú tâm vào bất cứ việc gì dù là quan trọng hay không. Theo đó, người có tính cẩu thả khi làm mọi thứ thường ở trong trạng thái làm cho xong, làm cho hoàn thành mà ít khi quan tâm đến kết quả. Do vậy, sai sót là điều không thể tránh khỏi trong những trường hợp này.
Một người không ôm chí lớn, chỉ muốn cẩu thả tồn tại qua ngày, thì sẽ khó có tiền đồ, bởi vì trong nội tâm sẽ cằn cỗi, cả một đời chỉ có thể sống mơ hồ, đại khái, hời hợt.
2. Than trách, nói năng hàm hồ
Chúng ta thường nghe một vài người xung quanh than oán trách móc về cuộc sống của họ: "Sao nghèo quá? Không có tiền, mua không nổi", "Cuộc sống sao khó khăn quá! Làm gì mới có nhiều tiền đây?"...
Những người suốt ngày treo chữ nghèo lên cửa miệng này thật ra đang trải qua năm tháng vô nghĩa. Vừa không thể chịu đựng được cái khổ của cuộc sống, lại vừa không sẵn lòng nỗ lực để thoát khỏi vòng luẩn quẩn kia.
Người ta có câu: "Người nghèo không thể nhiều lời". Hiện thực phũ phàng thế đấy! Khi bạn thua thiệt về kinh tế, tự nhiên không có người quan tâm, nói nhiều đến mấy cũng thành vô nghĩa…
Thật ra, nghèo không đáng sợ, mà đáng sợ nhất là cái nghèo nàn đến từ tiềm thức và tư duy. Tâm mà nghèo thì số mệnh cũng nghèo theo.
Thái độ quyết định cuộc sống. Miệng nói lời hay, đời dần chuyển tốt.
Không phải tự nhiên ông cha ta có câu: Ngôn từ chính là tiếng lòng của một người.
Muốn biết một người có số phú quý hay không, quan sát cách họ nói năng đối xử với đời thì biết ngay!
3. Đổ lỗi cho người khác
Có một kiểu người khác, không cso năng lực, nhưng gặp chuyện không như ý liền "đổ lỗi". Họ không muốn giải quyết vấn đề, họ sẽ chỉ bị tâm tình dẫn dắt mà mất đi lý trí.
Người có trách nhiệm chắc chắn là người có thể trước sau như một, bình thản đối diện với thất bại. Nếu muốn phát triển tốt trong cuộc đời, bạn nên loại bỏ cảm xúc phàn nàn, oán giận. Nếu không, nó sẽ chỉ làm hại người khác và bản thân bạn.
Một người nghèo, chưa hẳn là do số phận đã dược sắp đặt cố định như vậy, mà có thể là trong quá trình sống, không tự biết thay đổi bản thân, theo thời gian, những tật xấu tích tụ sẽ khiến cuộc sống của họ hình thành một vòng luẩn quẩn và rất khó vươn mình.
4. Hám món lợi nhỏ
Cuộc sống hiện tại với đầy rẫy những bon chen, luôn trong vòng quay gấp gáp. Ai cũng muốn nhanh chong, làm nhanh, nghĩ nhanh, quyết định nhanh và truy cầu giàu có một cách nhanh chóng, kiểu "giàu có chỉ sau một đêm", miễn là có tiền thì việc gì cũng có thể làm.
Tuy nhiên cổ nhân có câu "Dục tốc thì bất đạt", ý là muốn nhanh việc thì sẽ không đạt, hay nóng vội thì sẽ không thành công. Vì vậy con người làm việc gì cũng không được nôn nóng, hấp tấp, chỉ nhanh muốn có thành quả, vì càng như vậy thì kết quả đạt được sẽ càng không như ý muốn của mình.
Trong lịch sử, có rất nhiều kẻ nóng lòng tìm kiếm thành công, nhưng cũng có người mưu tính sâu xa, lấy chậm mà chắc để thắng người.
Gia Cát Lượng ẩn cư ở Long Trung, không phải vì không muốn làm đại sự. Ngược lại, vì tham vọng lớn nên phải ẩn mình để chờ thời, để tìm được người xứng đáng cho mình phò tá làm nên đại nghiệp.
Khi Lưu Bị đến mời, Gia Cát Lượng ba lần từ chối để khảo nghiệm xem Lưu Bị kiên nhẫn và kính trọng người tài được đến đâu. Chậm, là một loại trí tuệ, lấy tĩnh chế động, mới là trí giả.
Cuộc sống hiện đại luôn khiến người ta cảm thấy phải sống gấp, làm nhanh, quyết định nhanh. Thực ra đó đều là ảo giác. Muốn thành công phải tích lũy bền vững, muốn nhìn xa phải giữ tâm tĩnh lặng, mới biết được chính xác điều mình cần làm, nên làm, muốn làm. Muốn nên đại sự phải gạt chữ tham lam những món lợi nhỏ nhặt ra khỏi đầu. Bởi, những món lợi nhỏ ấy, cho tới cùng không phải khoản lãi nhỏ, mà là cả cuộc đời của bạn. "Nhặt được hạt vừng, mất quả dưa hấu", người có năng lực càng kém thì tầm nhìn dài hạn càng kém. Khoảng cách giữa mọi người thực ra phần nào được quyết định bởi "tầm nhìn" của mỗi chúng ta.
5. Ăn bám, lười biếng
Lười, căn bệnh chung của những kẻ thất bại. Kẻ thất bại thì hay kêu than, kẻ thất bại hay tìm lý do, kẻ thất bại hay lười,… Họ lười mọi thứ: suy nghĩ, hành động, sự phấn đấu. Cuộc sống của những kẻ lười là nằm trên giường và mơ một cuộc sống nhà lầu, xe hơi, tiền tiêu rủng rỉnh, hay ngồi la cà quán bia nhậu nhẹt rồi bàn tán ba chuyện trên trời dưới biển, những chuyện chính trị, kinh tế mà thậm chí họ còn không hiểu.
Kẻ lười thường nhiều thời gian rảnh. Ngủ một giấc là hết nửa ngày, nghĩ nghĩ vài thứ là đến tối, quanh đi quẩn lại là đến đêm, rồi hết ngày.
Với người lười lao động, lười động não... thì làm sao không dẫn tới viễn cảnh nghèo túng được?
6. Không còn nhiệt huyết
Với những người làm việc có nhiệt huyết, toàn bộ căng thẳng, lo âu sẽ tự nhiên biến thành hăng hái, hứng thú. Họ có thể khiến cho những điều không thể thành có thể, chuyển năng lượng tiêu cực thành tích cực. Ngược lại, những ai không có lòng nhiệt huyết thì khó khăn, thử thách chính là rào cản, là căng thẳng, mệt mỏi khiến họ không thể đạt được kết quả như mong muốn.
Chính là, sự phá sản tồi tệ nhất trong cuộc đời là mất đi nhiệt huyết sống. Có tới chín trong số mười điều trong cuộc sống khiến ta không vừa ý, nhưng chính bởi vì có thể vượt qua những chuyện không vừa ý này mà ta mới thu được 1 đến 2 phần hạnh phúc. Không còn nhiệt huyết, người thiếu ý chí, thiếu năng lượng... có khác nào, bạn đã "chết" ở tuổi trẻ nhưng tới năm 75 tuổi mới được "chôn cất" đâu!
Khác biệt giàu nghèo thực chất là khác biệt giáo dục: Sự 'đảo ngược' đang âm thầm diễn ra, cần nhận thức trước khi quá muộn