50 năm 'Tinh võ môn' ra rạp, câu chuyện đằng sau quá trình làm phim
Long tranh hổ đấu (Enter the Dragon) là bộ phim thu hút mọi sự chú ý của Lý Tiểu Long nhưng Tinh võ môn (Fist of Fury) ra mắt năm 1972 có lẽ là bộ phim hay nhất của ông.
Do La Duy (Lo Wei; 1918-1996) đạo diễn thường thường xuyên tranh cãi với Lý Tiểu Long có tư tưởng cầu tiến trên trường quay, Tinh võ môn kể về Trần Chân (Lý Tiểu Long) - võ sĩ tìm cách trả thù cho chủ nhân của mình bị trường phái karate Nhật Bản giết hại ở Thượng Hải.
Chọn côn nhị khúc làm vũ khí
Chủ nghĩa dân tộc của Lý Tiểu Long trong phim đã khiến khán giả cổ vũ trong các rạp chiếu phim khi bộ phim được phát hành ở đặc khu Hong Kong.
Đặc biệt nữa đây là bộ phim đầu tiên Lý Tiểu Long sử dụng vũ khí mà ông lựa chọn - côn nhị khúc.
Chuyên gia về Lý Tiểu Long - Carl Fox - tác giả của Hiệp hội KFM Bruce Lee kể cho Post câu chuyện đằng sau quá trình làm phim Tinh võ môn.
Tinh võ môn là một trong những bộ phim hay nhất của Lý Tiểu Long. Cốt truyện rất tuyệt và các cảnh chiến đấu là một cải tiến cần thiết và đáng kể so với Đường sơn đại huynh (The Big Boss – 1971).
Đây là bộ phim dài nhất của Lý Tiểu Long và có lẽ là có nhịp độ nhanh nhất. Các cảnh hành động bắt đầu khá nhiều ngay lập tức và sau đó là liên tục các cảnh đánh nhau.
Hàn Anh Kiệt (Han Ying Chieh) - biên đạo võ thuật nổi tiếng là đạo diễn các cảnh đấu võ trong phim nhưng Lý Tiểu Long đã tự biên đạo các cảnh chiến đấu của mình.
Lý Tiểu Long thường đưa ra đề xuất trong khi quay các cảnh chiến đấu. Thời điểm đó, Lý Tiểu Long mới chỉ làm một bộ phim ở Hong Kong nhưng Tinh võ môn đã đưa ông trở thành một ngôi sao lớn.
Dự án phá tan mối quan hệ với đạo diễn
Kinh nghiệm quay các chương trình truyền hình khác nhau ở Mỹ đã giúp Lý Tiểu Long có những giá trị sản xuất cao hơn và ông biết những gì trông đẹp trên màn ảnh.
Ban đầu, Hàn Anh Kiệt biên đạo các cảnh chiến đấu và Lý Tiểu Long đưa ra những gợi ý quan sát nhỏ.
Một ví dụ là trận đánh mở đầu trong võ đường khi Hàn Anh Kiệt trả lại biểu ngữ "Những người đàn ông ốm yếu của châu Á", Hàn Anh Kiệt đã biên đạo và họ quay cảnh này.
Tuy nhiên, Lý Tiểu Long đã thay đổi một chút và để nhân vật Trần Chất của anh mình - đạp vào chân đối phương và đá họ trên thảm.
Hàn Anh Kiệt rất ấn tượng nên ông đã im lặng trong phần còn lại của bộ phim, và hầu như để cho Lý Tiểu Long tự do kiểm soát.
Tuy nhiên, đây là bộ phim đã phá hủy mối quan hệ nghề nghiệp của Lý Tiểu Long và La Duy khi giữa 2 người từng nảy sinh vấn đề trong quá trình quay Đường sơn đại huynh.
La Duy vốn là người thích được gọi thân mật là bác La hoặc đạo diễn La trên trường quay nhưng Lý Tiểu Long khiến ông khó chịu khi ngôi sao võ thuật luôn gọi tên đầy đủ của ông.
Lý Tiểu Long là người nóng tính và không quan tâm đến những thứ đó. Mối quan hệ của họ thậm chí căng thẳng đến mức có lần cảnh sát đã được mời đến khi Lý Tiểu Long dọa giết đạo diễn.
La Duy còn là một người ham mê cá cược đua ngựa. Tương truyền rằng La Duy còn mải theo dõi cuộc đua ngựa qua đài phát thanh đến mức ông hướng dẫn cảnh quay cho dàn diễn viên và đoàn phim rồi để họ tự thực hiện.
Điều này khiến Lý Tiểu Long khó chịu đến mức ông có những trận đấu khẩu bằng lời nói lóng trên phim trường với La Duy. Cuối cùng, mối quan hệ của họ không thể cứu vãn được nữa.
Sau đó, Lý Tiểu Long quả quyết rằng trong bộ phim tiếp theo ông không chỉ đóng vai chính mà là biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất.
Thành công ở Nhật Bản
Phim gây tiếng vang khi có mặt tại các rạp chiếu ở Hong Kong (Trung Quốc) nhưng việc phát hành bộ phim đã bị trì hoãn ở Nhật Bản hai năm do tính bài Nhật trong phim. Cuối cùng đã được chiếu vào ngày giỗ đầu tiên của Lý Tiểu Long.
Long tranh hổ đấu và Mãnh long quá giang (Way of the Dragon – 1972) thành công đến mức các nhà phân phối quyết định đánh cược và phát hành Tinh võ môn cho những khán giả Nhật Bản háo hức.
Kết quả là phim thành công tại phòng vé Nhật Bản. Ngay cả các bạn diễn Nhật Bản của Lee là Riki Hashimoto và Jun Katsumura cũng ngạc nhiên về sức hút của bộ phim ở quê nhà.
Việc sử dụng một diễn viên Nhật Bản là điều không bình thường vào thời điểm đó nhưng diễn viên Nhật Bản Riki Hashimoto, người đóng vai phản diện, tham gia vào bộ phim như thế nào?
Riki Hashimoto từng là một cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp ở Nhật Bản, chơi cho Daimai Orions thuộc sở hữu của Masaichi Nagata, người đứng đầu Daiei Film. Khi ông giải nghệ sớm sau một chấn thương vào năm 1958 ở tuổi 25, ông đã trở thành một diễn viên.
Khi ở Daiei Film, Riki Hashimoto đã xuất hiện trong phim Zatoichi Meets the One-Armed Swordsman.
Bộ phim xuyên không đó do Golden Harvest đồng sản xuất, vì vậy khi cần một số võ sĩ người Nhật cho Tinh võ môn, Hashimoto nhận được điện thoại quay trở lại Hong Kong.
Thực tế, Shintaro Katsu, ngôi sao phim Zatoichi, là lựa chọn đầu tiên bởi Lý Tiểu Long là một người hâm mộ cuồng nhiệt nhưng tiếc là ông đã được ký hợp đồng để xuất hiện trong một bộ phim khác.
Quay phim ở Hong Kong khác với những gì Riki Hashimoto từng trải qua ở Nhật Bản. Ở Hong Kong, mọi thứ đều được dàn dựng tại chỗ và ngẫu hứng, trong khi việc làm phim ở Nhật Bản được lên kế hoạch nhiều hơn.
Giống như Lý Tiểu Long, Hashimoto không ưa La Duy. Nam diễn viên người Nhật này cảm thấy đạo diễn có tính tự tôn quá lớn và nói rõ ngay từ đầu rằng người Nhật chắc chắn là nhân vật phản diện của bộ phim.
Vai diễn này không gây ra vấn đề gì đối với Hashimoto vì ông vốn rất quen với việc đóng những vai phản diện ở quê hương Nhật Bản của mình.
Phim tạo ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự nghiệp
Tinh võ môn có lẽ là tác phẩm được rất nhiều người hâm mộ Lý Tiểu Long người Anh yêu thích.
Phim chính thức được phát hành tại Anh vào tháng 5/1973 - chỉ hai tháng trước khi Lý Tiểu Long qua đời.
Bài đánh giá sớm về bộ phim được đăng tải vào tháng 5/1973 trong Bản tin phim hàng tháng - tạp chí của Viện phim Anh.
Người đánh giá, John Gillett, lưu ý rằng: "Lý Tiểu Long có lối diễn xuất hơi thô sơ và kém duyên (tất cả đều cong môi, ánh nhìn nham hiểm và nắm chặt tay) nhưng ông thực hiện chức năng chính của mình - đó là giữ cho hành động diễn ra xuyên suốt một loạt các trận đấu karate dữ dội - với sự táo bạo đáng kể và chứng tỏ sự lão luyện bằng đôi chân cũng như bằng nắm đấm của mình".
Thành công của bộ phim tại phòng vé Hong Kong và châu Á ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự nghiệp của Lý Tiểu Long.
Ông chủ của Golden Harvest – Trâu Văn Hoài (Raymond Chow) biết mình phải giữ lấy Lý Tiểu Long bằng mọi giá nhưng không chi khoản tiền mà đối thủ mời ngôi sao võ thuật ký hợp đồng với Shaw Brothers mà đề nghị Lee hợp tác và kiểm soát hoàn toàn các dự án trong tương lai của ông.
Đề nghị hợp tác 50-50 và kiểm soát hoàn toàn là một đề nghị hấp dẫn đối với Lý Tiểu Long.
Thật tiếc là Lý Tiểu Long đã đột tử vào ngày 20/7/1973 khi đang trong quá trình quay phim Tử vong du hý (Game Of the Death).