3 thói quen khiến bạn giảm 20 năm tuổi thọ, tăng nguy cơ ung thư gấp 25 lần và gặp tới 200 vấn đề sức khỏe
Chỉ cần tiếp xúc thường xuyên với 3 thói quen này cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe.
1. Uống nhiều rượu, bia là yếu tố gây ra hơn 200 vấn đề sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia và đồ uống có cồn là nguyên nhân trực tiếp của 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương.
Mặc dù uống rượu vang đỏ với lượng vừa phải có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch, sức khỏe não bộ và quá trình trao đổi chất, nhưng tất cả các loại rượu, kể cả rượu vang đỏ đều làm giảm tuổi thọ.
Bởi khi rượu bia được đưa vào cơ thể, sau khi được hấp thụ tại dạ dày (20%) và ruột non (80%), chúng sẽ được tiến hành chuyển hóa tới 90% tại gan. Quá trình chuyển hóa này khiến gan liên tục chịu tác động từ các chất độc tố có trong rượu.
Khi tình trạng này kéo dài và diễn ra liên tục khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh còn dễ dẫn đến huyết áp cao, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, gây rối loạn hệ thống miễn dịch, khiến bệnh Alzheimer khởi phát sớm và gây ra ít nhất 200 loại vấn đề sức khỏe.
Đặc biệt, tác dụng phụ của rượu có thể gây ra ung thư. Vì các hoạt chất của rượu vào trong cơ thể sẽ bị phân hủy thành một hợp chất gọi là acetaldehyde (CH3CHO) bởi một loại enzyme có tên là Alcohol dehydrogenase (ADH).
Acetaldehyde là một chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ mắc 5 loại ung thư có cả ung thư vú và ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, uống quá nhiều rượu dẫn đến lượng đường trong máu thấp, điều đó khiến bạn cảm thấy thường xuyên đói bụng và ăn quá nhiều.
Kết quả là những người nghiện rượu nặng có nguy cơ béo phì cao hơn 70% so với những người uống ít hoặc không uống.
Trên thực tế, lợi ích của rượu vang đối với sức khỏe đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Cho dù rượu vang cung cấp resveratrol tốt cho sức khỏe nhưng để nhận được đủ lượng chất này, bạn cần uống tới 3 lít rượu vang đỏ. Điều này không hề tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của rượu vang đối với sức khỏe đến nay vẫn còn gây tranh cãi.
Nếu cần bổ sung hoạt chất này, bạn có thể lấy resveratrol từ nho, đậu phộng, việt quất và nam việt quất,... mà không cần phải mạo hiểm uống rượu.
2. Ăn quá nhiều đường là kẻ thù "giết người" làm giảm 20 năm tuổi thọ
Vốn dĩ, đường có ở khắp mọi nơi trong chế độ ăn uống của chúng ta từ ngũ cốc, trái cây, nước ngọt, bánh kẹo, trà sữa... gần như mọi thực phẩm chế biến sẵn đều chứa đường. Vì vậy, việc tiêu thụ quá nhiều đường rất dễ xảy ra.
Theo thời gian, lượng đường dư thừa sẽ bào mòn tuyến tụy khiến tuyến tụy không còn sản xuất insulin, hoặc "đóng cửa" các tế bào không tiếp nhận glucose nữa. Khi bạn tiêu thụ nhiều đường hơn mức cơ thể cần, nó sẽ biến thành chất béo.
Sự kết hợp của các tình trạng trên có thể dẫn đến một loạt vấn đề sức khỏe mà các bác sĩ thường gọi là kháng insulin. Kháng insulin làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường tương ứng 14-23% hoặc 42- 66%. Tiêu thụ quá nhiều đường còn dễ dẫn tới béo phì và béo phì làm giảm tuổi thọ từ 5 đến 20 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ) cho biết: cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ.
Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.
Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt... Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường gây nên các bệnh ung thư. Đường còn gây ra tình trạng tăng glucôza trong máu, làm cơ thể suy nhược và mệt mỏi. Một chế độ ăn uống nhiều đường thường dẫn đến tình trạng thiếu chất crôm.
Tuy nhiên, việc ăn một lượng đồ ngọt vừa phải vẫn cần thiết cho quá trình tổng hợp năng lượng và giúp não hoạt động tốt. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá thấp, bạn có thể bị tim đập nhanh, mệt mỏi và lú lẫn.
Do vậy, hãy hạn chế gần mức có thể qua các thực phẩm mà bạn tiêu thụ, bởi ngay cả trái cây cũng chứa nhiều nhiều đường fructose; các thực phẩm giàu carbohydrate bao gồm bánh mì, gạo và các loại ngũ cốc khác và nhiều loại rau cũng sẽ được phân hủy thành đường glucose,... Vì thế, bạn nên học cách kiềm chế trước khi thưởng thức các món ăn này nhé!
3. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư lên 25 lần
Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp .
Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập vào năm 2020 cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc.
Có hơn 5.000 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá và hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người. Do đó, theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, khoảng 480.000 người ở quốc gia này chết mỗi năm do hút thuốc, trung bình cứ 5 người thì có 1 người tử vong vì hút thuốc.
Hút thuốc gây ra 90% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và 80% các bệnh phổi khác, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và đột quỵ 2-4 lần và tăng ở nguy cơ ung thư lên ít nhất 25 lần.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số ít người có "gen trường thọ" giúp bảo vệ họ khỏi những tác hại nghiêm trọng do hút thuốc gây ra, nhưng chưa chắc bạn đã có.
Bởi chính cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã sống đến 91 tuổi dù hút thuốc nhiều năm làm hình mẫu nhưng sự thật là chúng ta không có cách nào biết được cựu Thủ tướng Churchill sẽ sống được bao lâu nếu ông không hút thuốc.
Hiện nay, có nhiều cách để giúp bạn bỏ thuốc lá như nhai kẹo cao su, sử dụng miếng dán cai thuốc hoặc thuốc cai thuốc lá. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia để biết cách sử dụng hợp lý.