3 thói quen khi rửa bát dễ khiến cả gia đình mắc bệnh ung thư lúc nào không hay
Khi nhắc tới nguy cơ ung thư trong quá trình rửa chén bát, đa số mọi người sẽ nghĩ ngay tới chất lượng của nước rửa chén. Tuy nhiên, ngay cả với nước rửa chén tốt, được kiểm định đầy đủ nhưng dùng sai cách thì vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Bởi bệnh ung thư có thể đến từ cách ngâm, rửa, bảo quản... bát đũa của bạn chứ không nằm ở thành phần của nước rửa chén.
Sau đây là 3 thói quen sai lầm khi rửa bát làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, rất nhiều người vẫn làm hàng ngày nhưng không hề hay biết:
1. Ngâm bát đũa quá lâu với nước rửa chén
Có rất nhiều người cho rằng ngâm bát đũa càng lâu trong nước rửa chén thì nó sẽ càng sạch hơn, dễ rửa hơn và khi rửa sẽ nhanh hơn. Nhưng trên thực tế, điều này phản khoa học mà còn mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như bản thân bát đũa.
Ảnh minh họa
Việc ngâm dụng cụ nấu nướng, bát đũa trong dung dịch nước rửa bát quá lâu sẽ khiến chúng nhanh bị bào mòn và nhanh vỡ, hỏng hơn. Đặc biệt, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tật, bao gồm cả ung thư cho cả gia đình bạn.
Bởi vì lúc này, các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, đồng thời lại có thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ.
Theo các chuyên gia, bạn nên rửa bát đũa ngay sau khi sử dụng xong. Nếu cần, hãy dùng khăn ướt lau qua, tráng qua nước ấm hoặc ngâm chúng trong nước ấm để rửa dễ hơn. Còn trong trường hợp lớp dầu mỡ quá cứng đầu, có các vết bám khó rửa thì có thể ngâm với nước rửa chén cực loãng trong nhiều nhất là 30 phút, tuyệt đối không để qua đêm.
2. Dùng nước rửa chén sai cách hoặc tráng không sạch
Khi thấy bát đĩa quá bẩn, nhiều dầu mỡ hoặc đối với các loại đồ nhựa bám mùi, đa số chúng ta sẽ có xu hướng cho nhiều nước rửa chén hơn. Bởi vì hầu hết mọi người cho rằng càng nhiều bọt, nhiều nước rửa chén thì rửa sẽ càng dễ sạch hơn. Nhưng sạch dầu mỡ thì đúng thật còn "tác dụng phụ" thì lại khôn lường!
Bởi vì dầu mỡ thì sạch hơn nhưng cái giá phải trả là rất khó rửa sạch hết hóa chất trong nước rửa chén. Điều này cũng rất dễ xảy ra trong trường hợp bạn đổ trực tiếp nước rửa chén từ chai lên bát đũa mà không pha loãng. Hành vi này khiến chất độc hại bám chặt hơn vào bát đũa, khó rửa sạch hơn. Thậm chí, dù cho bạn đã rửa những chiếc bát sạch sẽ và không còn sờ thấy nhờn rít thì hóa chất cũng đã kịp ngấm lại 1 phần trong đó.
Ảnh minh họa
Chưa kể tới, vì quá bận rộn hoặc chủ quan mà rất nhiều người tráng bát không kỹ. Cả 3 sai lầm kể trên khiến các hóa chất tẩy rửa sót lại từ nước rửa chén bám lại, thậm chí ngấm vào trong các loại dụng cụ ăn uống này. Nhất là với đồ gỗ, gốm, sứ…
Khi dùng để nấu nướng hay đựng thức ăn, đặc biệt là thức ăn nóng thì chúng sẽ bị hòa lẫn vào đồ ăn và xâm nhập vào cơ thể người. Lâu ngày sẽ tích tụ và gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới gan, dạ dày… và dần hình thành cả bệnh ung thư. Nó cũng làm hỏng mùi vị thức ăn và khiến bát đĩa dễ bị vỡ, hỏng hơn.
3. Xếp chồng hoặc cất bát đũa ngay sau khi rửa xong
Không khó để bắt gặp những gia đình lập tức chồng bát đĩa, cất gọn mọi loại dụng cụ ăn uống vào trong tủ. Những tưởng đây là thói quen tốt, rất gọn gàng, ngăn nắp nhưng thực chất lại vô tình mang bệnh ung thư tới.
Ảnh minh họa
Bởi vì lúc này bát đũa, đĩa, thớt… vẫn còn ướt, khi bị xếp chồng lên nhau hoặc cất trong nơi kín sẽ lâu khô và rất dễ bị nấm mốc. Chưa kể tới môi trường ẩm ướt cũng rất lý tưởng để sản sinh ra vi khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi khuẩn sẽ nhân đôi sau khi bát đĩa và đũa được đặt trong tủ khoảng 20 phút. Nếu gặp các điều kiện như nhiệt độ cao, độ ẩm cao và không có không khí lưu thông, rất lâu sau đó mới dùng đến thì lượng vi khuẩn và nấm mốc còn phát triển, sản sinh nhanh hơn nữa.
Đáng chú ý nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori và chất cực độc aflatoxin. Chúng rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc dạng nhẹ cho đến ung thư gan, ung thư dạ dày. Càng nguy hiểm hơn khi không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phát hiện ra chúng bằng mắt thường. Thậm chí, sau khi rửa lại hay ở nhiệt độ cao vẫn không thể làm sạch hoàn toàn và vẫn có thể tiếp tục gây hại sau khi cùng thức ăn đi vào cơ thể người.
Trong đó, các loại bát đũa, dụng cụ ăn uống làm bằng tre, gỗ là dễ bị nấm mốc tấn công nhất. Để phòng ngừa, hãy phơi nắng hoặc để ở nơi thoáng mát, không chồng lên nhau để chờ cho bát đũa, đĩa… khô hoàn toàn rồi mới cất lên kệ hoặc tủ kín. Nếu nhất định phải cho đũa vào giá hoặc lồng đựng thì hãy chọn loại có khe hở lớn hơn để tăng tốc độ lưu thông không khí và nên đặt đầu đũa hướng lên trên.
Ảnh minh họa
Trước khi sử dụng bát đũa trong các bữa ăn, dù đã rửa sạch trước đó nhưng vẫn cần tráng lại hoặc lau với khăn sạch. Nên khử trùng hoặc thay thế các loại dụng cụ ăn uống theo chu kỳ 3 - 6 tháng một lần. Đặc biệt là nếu thấy đũa gỗ, thớt gỗ, đũa tre… có tình trạng nấm mốc thì nên lập tức vứt bỏ, đừng tiếc rẻ mà rước bệnh ung thư vào người.
Ngoài ra, khi rửa bát nên nhớ dùng găng tay để bảo vệ da tay, ngăn ngừa ung thư da. Đừng lạm dụng nước rửa chén, chọn thương hiệu uy tín, nên pha loãng chúng và dùng dụng cụ rửa bát thay bằng tay để kỳ cọ. Hay dùng baking soda, bột mì, chanh, giấm trắng… để thay thế cho nước rửa chén cũng là một lựa chọn không tồi về cả hiệu quả làm sạch lẫn giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.
Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor, Daily Mail