20 năm tham gia công ước UNESCO: Thêm động lực bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hoá

Ngày 29/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003-2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
29/11/2023 13:28
Thảo Vy

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngày 29/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị - Hội thảo - Thực hành di sản kỷ niệm 20 năm công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (2003-2023) và đánh giá hiệu quả thực hiện Công ước đối với Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Dự Hội nghị- Hội thảo có ông Phạm Gia Túc - Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định và đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú, các thanh đồng, những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương trong giữ gìn di sản

Phát biểu khai mạc Hội nghị- Hội thảo, PGS.TS Lê Thị Thu Hiền, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) cho biết: Trong những năm qua, dưới sự Lãnh đạo của Đảng, cùng nỗ lực của Chính phủ, chính quyền các cấp và toàn xã hội, các di sản văn hóa Việt Nam lần lượt được nhận diện giá trị, tiến hành các biện pháp phù hợp để bảo vệ và phát huy giá trị, đã góp phần quan trọng trong việc duy trì, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội và con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, cho tới nay, sau 20 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Tính đến nay, Việt Nam đã có gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, phân bố ở hầu khắp các tỉnh, thành phố. 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú", trong đó có 131 Nghệ nhân Nhân dân và 1.750 Nghệ nhân Ưu tú. Hoạt động kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đã và đang giúp cho các nhà quản lý, nghiên cứu về di sản văn hóa nhận diện rõ hơn về di sản để từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể góp phần vào giữ gìn bản sắc văn hóa của quốc gia và đa dạng văn hóa của nhân loại; góp phần định hình hoạt động quản lý, nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác di sản văn hóa ở các cấp; góp phần quan trọng vào đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và trở thành những điểm đến thu hút khách trong và ngoài nước, tạo nên bản sắc, thương hiệu/dấu ấn riêng của địa phương có di sản.

Thực hành di sản ở Việt Nam sau 20 năm tham gia công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chúc mừng kết quả 20 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Theo bà Lê Thị Thu Hiền, việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đã góp phần nhận diện giá trị của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ nhận diện được hiện trạng, sức sống của di sản để triển khai kịp thời các đề án/dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã ngăn chặn nguy cơ mai một, thất truyền, góp phần tích cực trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa tộc người. Ngoài ra, các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành, sưu tầm nghiên cứu, phục dựng, trao truyền và tổ chức trình diễn đã trực tiếp nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng cư dân tại địa phương.

"Các di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục quốc gia, quốc tế; các nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước đã khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đẩy mạnh giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mình, tạo thêm động lực trong quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá…"- Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh.

Bà Lê Thị Thu Hiền đề nghị các nghệ nhân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố có di sản, các nhà nghiên cứu cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản và theo tinh thần Công ước 2003 nói chung và di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các địa phương cùng có chung di sản được ghi danh đối với những vấn đề liên quan đến thực hành di sản và cộng đồng chủ thể thực hành di sản, thu hút sự tham gia của nghệ nhân, cộng đồng chủ thể di sản cùng chung tay, đoàn kết và gắn bó trong quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đúng theo cam kết tại hồ sơ đề cử với UNESCO và ở các giai đoạn tiếp theo.

Gìn giữ giá trị nguyên bản của di sản

Theo đại diện TP Hồ Chí Minh, cùng với quá trình di dân và tiếp biến văn hóa, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã theo chân của những cư dân miền Bắc lan tỏa vào Thành phố Hồ Chí Minh và đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống của một bộ phận người dân tại Thành phố. Thực hiện Chương trình hành động quốc gia và Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm, tạo điều kiện cho người dân thực hành tín ngưỡng và thực hành di sản của cộng đồng, đồng thời hướng dẫn, kiểm tra để phát huy những truyền thống tốt đẹp gắn với của di sản và tránh làm sai lệch di sản.

"Các di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục quốc gia, quốc tế; các nghệ nhân, chủ thể di sản văn hóa được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước đã khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản, các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội quan tâm, tự nguyện và chủ động tham gia bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đẩy mạnh giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của địa phương mình, tạo thêm động lực trong quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá…"- Cục trưởng Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh.

Thực hành di sản ở Việt Nam sau 20 năm tham gia công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Ảnh 2.

Diễn xướng chầu văn tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Lành - TTXVN

Tại Hội nghị, PGS.TS Đặng Văn Bài- Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng khẳng định: Với nỗ lực không ngừng, trách nhiệm và tình yêu của nghệ nhân, cộng đồng thực hành di sản, chính quyền các cấp và xã hội đối với di sản văn hóa phi vật thể; thông qua việc tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO, Việt Nam đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; góp phần vào nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, các nghệ nhân đã chia sẻ những vấn đề tồn tại trong thực hành di sản đặc biệt là việc thực hành và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt.

Theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng (Hà Nội): Từ khi di sản này được ghi danh, thì hiện tượng biến tướng của thực hành nghi lễ hầu đồng đã diễn ra rất phổ biến ở nhiều địa phương.

Một hiện tượng tiêu cực khác, là cũng từ khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được ghi danh, rất nhiều tổ chức phi chính phủ như các trung tâm, viện, hội, chi hội, câu lạc bộ… lấy danh nghĩa là tổ chức bảo tồn phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu để mang khăn áo, trang phục, các điệu múa thiêng về thần thánh của tín ngưỡng này ra biểu diễn, dưới dạng "liên hoan" hay "festival".

Những ý kiến tại Hội thảo sẽ được Bộ VHTTDL tập hợp, ghi nhận nhằm xác định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai trong thời gian tới để tiếp tục triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt theo cam kết tại hồ sơ đề cử với UNESCO (giai đoạn 2023-2028).

Tin cùng chuyên mục

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Chu Thùy Liên là nhà thơ của tỉnh Điện Biên, sáng tác khá lặng lẽ và in thơ không nhiều, nhưng đã để lại dấu ấn riêng bằng một giọng thơ trong trẻo, nhẹ nhàng.

Bế mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024 (đợt 2): Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật

Bế mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024 (đợt 2): Trao 3 HCV và 6 HCB cho các đơn vị nghệ thuật

Sau 15 ngày tranh tài sôi nổi của 24 đơn vị nghệ thuật, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024 (đợt 2) đã chính thức khép lại vào tối ngày 15/10 tại Bình Dương.

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 2

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 2

Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 2 sẽ diễn ra từ ngày 28/9 đến ngày 15/10, tại tỉnh Bình Dương.

"Một nét vẽ – Triệu niềm vui": Dự án cộng đồng qua các tác phẩm hội họa của một nữ sinh Hà Nội

"Một nét vẽ – Triệu niềm vui": Dự án cộng đồng qua các tác phẩm hội họa của một nữ sinh Hà Nội

Lễ tổng kết dự án và trưng bày tranh "Một nét vẽ – Triệu niềm vui" của Vũ Minh Anh - học sinh lớp 12D3 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành - vừa diễn ra tại Hà Nội.

Nhiều chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

Nhiều chương trình nghệ thuật thiện nguyện hướng về đồng bào vùng bão lũ

Với tinh thần san sẻ yêu thương, nhiều chương trình nghệ thuật đã và đang tiếp tục được tổ chức để quyên góp, ủng hộ đồng bào vượt qua bão lũ thời gian qua.

Điện Biên: Nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1

Điện Biên: Nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1

Ngày 15/9, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội thảo khoa học về nghiên cứu, đề xuất phục dựng Đền thờ Đức thánh Trần tại Di tích Đồi A1.

Tìm cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến của những "bom tấn" điện ảnh thế giới

Tìm cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến của những "bom tấn" điện ảnh thế giới

Sáng 10/9 tại Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức tọa đàm trực tuyến "Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới".

"Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài" diễn ra tại Paris vào 13/9

"Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài" diễn ra tại Paris vào 13/9

Góp phần tăng cường sức mạnh mềm văn hóa của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tại Pháp và châu Âu, chương trình "Ngày văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài" lần đầu tiên được tổ chức tại Pháp với chủ đề "Văn hóa kinh doanh Việt Nam và châu Âu: Góc nhìn đan xen".

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.