100 năm ngày sinh của họa sĩ Linh Chi - Vẽ và sống là một

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Linh Chi (Nguyễn Tài Lương 1921 - 2021), vào ngày 1/5 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, con gái họa sĩ cùng một số nhà sưu tầm sẽ tổ chức triển lãm gần 100 tác phẩm của ông, trong đó có bức tranh lần đầu được công bố….
29/04/2021 07:27

(Thethaovanhoa.vn) - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Linh Chi (Nguyễn Tài Lương 1921 - 2021), vào ngày 1/5 tới, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, con gái họa sĩ cùng một số nhà sưu tầm sẽ tổ chức triển lãm gần 100 tác phẩm của ông, trong đó có bức tranh lần đầu được công bố….

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai trương trưng bày 'Sưu tập tranh cổ động'

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai trương trưng bày 'Sưu tập tranh cổ động'

Ngày 23/6, Lễ khai trương không gian trưng bày “Sưu tập tranh cổ động” và ra mắt cuốn sách tranh cổ động mang tên “Khát vọng hòa bình” đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

1. Hội họa hiện đại Việt Nam bắt đầu từ thế hệ các họa sĩ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương. Ngót trăm năm đã qua, những họa sĩ ở thời kỳ này đều là những bậc thầy của thầy. Nếu không có trường Mỹ thuật Đông Dương (thành lập năm 1925), không có thế hệ này thì mỹ thuật Việt Nam sẽ đi về đâu?

Tiếp theo là thế hệ các họa sĩ khóa Tô Ngọc Vân khai giảng năm 1950. Khoa giáo của các thầy Pháp cùng với không khí cách tân của hội họa Pháp – Châu Âu được họ truyền cho học trò đồng thời và trực tiếp. Nay những người trò đặc biệt này lại dậy cho sinh viên của mình. Phương pháp, kỹ thuật và cách nhìn hiện đại của thế hệ họa sĩ khóa kháng chiến là sự tiếp nối tự nhiên từ trường Mỹ thuật Đông dương cũng như từ trào lưu hội họa hiện đại đầu thế kỷ 20 trong đó có Trường phái Paris.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Linh Chi

Thêm một câu hỏi nữa, nếu không có khóa học này thì mỹ thuật Việt Nam sẽ đi đâu? Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa kỷ niệm 70 năm Khóa Mỹ thuật Kháng Chiến. Triển lãm Họa sĩ Linh Chi – bước qua mười thập kỷ, cũng nằm trong chuỗi sự kiện này và chính là kỷ niệm sinh nhật 100 tuổi của ông. Họa sĩ Linh Chi là sinh viên Khóa Kháng chiến, học trò thầy Tô Ngọc Vân.

2. Triển lãm do gia đình họa sĩ và một số nhà sưu tầm cùng tổ chức, sẽ giới thiệu đến công chúng 100 tác phẩm được chọn ra từ vài trăm bức của ông, trong đó có những tác phẩm lần đầu trưng bầy. Tất cả đều là những tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn sáng tác trong sự nghiệp của họa sĩ Linh Chi, từ những bức tranh và ký họa thời kháng chiến chống Pháp đến sau này, cũng như đầy đủ các đề tài mà ông quan tâm. Phụ nữ áo dài, sơn nữ, phong cảnh nông thôn, miền núi và các chất liệu sở trường của ông như lụa, bột mầu, khắc gỗ… Trong đó lụa là chất liệu ông vẽ nhiều nhất và để lại dấu ấn riêng.

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Đi chợ về" (mầu nước , 39x42cm, vẽ năm 1956)

Lụa chỉ là một chất liệu để ông vẽ, ông tỏ bầy cảm xúc của mình, ông không quá nương vào cái loang nhòe vốn có của lụa mà bất kể họa sĩ nào vẽ lụa cũng khai thác. Ông vẫn diễn khối bằng đậm nhạt nhưng chỉ gợi chứ không vờn tỉa gò gẫm. Cho nên tranh lụa của ông có nhiều mảng phẳng và nghiêng về đồ họa, giữa gợi khối bằng đậm nhạt với mảng phẳng, giữa mảng phẳng và đi nét là mỹ cảm riêng có của ông. Lụa vẫn là lụa nhưng đã mới hơn, hiện đại hơn.

Đặc biệt là nét, đành rằng nét là để tạo hình nhưng xem kỹ tranh của Linh Chi thấy nét tạo hình chỉ là một nửa. Phần còn lại thì nét chính là để biểu cảm. Ông đặt cái tình của mình, tấm lòng của mình vào nét, buồn vui, yêu thương, nhớ nhung, đều lộ ra ở nét. Nét thanh nét đậm, nét buông nét thoáng, nét chạy ra khỏi mảng làm cho hình động hơn, đôi khi nhấn nhá bằng những nét “thô”, chắc khỏe. Tất cả các nét đều là đi một nét kiểu thư pháp Á đông. Muốn đi được một nét thì đương nhiên phải thuộc hình, giỏi hình. Thế hệ họa sĩ khóa kháng chiến/ Tô Ngọc Vân nhiều người giỏi nét, chỉ vài ba nét cũng đã ra người ra hình.

Qua trò thấy thầy, thấy phương pháp dậy. Xem tranh của các họa sĩ Linh Chi, Mai Long, Ngọc Linh, Đào Đức, Trần Lưu Hậu, Ngô Mạnh Lân, … sẽ thấy thầy Tô Ngọc Vân, thấy rõ khoa giáo của khóa Kháng chiến.

Một điểm nữa không thể không nói đến trong tranh lụa của Linh Chi, đó là cách ông nhấn nhá, là cách ông chấm phá, ông điểm thêm phấn mầu vào lụa. Hòa âm phấn mầu và lụa, cũng là trò chuyện của hai người bạn, nhỏ nhẻ thủ thỉ nhưng đủ hiểu nhau. Phối ghép được chất ướt của lụa với khô của phấn chẳng dễ gì. Cân bằng và hài hòa được hai chất ấy sẽ tạo ra được rung động thẩm mỹ nơi người xem. Có lẽ Linh Chi hiểu lụa nên ông mới có được cái ứng xử đẹp và khác biệt ấy. Lụa, phấn và Linh Chi là ba người bạn, là tam tấu.

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Cô Mai" (bột mầu, 27x52 cm, vẽ năm 1958)

Ông vẽ nhiều những cô gái người dân tộc, Thái, Mường, Dao đỏ với những phục trang đặc trưng của từng tộc người. Ông đặc biệt thích đề tài thiếu nữ với áo dài. Xem tranh của ông sẽ thấy lại được không khí Hà Nội một thời, mộc mạc, giản dị, an lành, duy mỹ và thiện tâm. Thời chiến tranh nghèo khó nhưng vẫn toát lên sự thanh bình, an bình, hào hoa sang trọng. Tự nhiên thấy nuối tiếc. Thời đó nào đã xa gì…

Cuộc sống hôm nay dường như no đủ hơn, giầu có hơn nhưng lại nhiều bất an hơn… Có một câu hỏi ngược lại rằng nếu không có cái tâm bình an, một cái nhìn trong sáng như họa sĩ Linh Chi và thế hệ của ông thì liệu có thể vượt qua được cái thời gian khó, chiến tranh sống chết, thiếu đói ấy không? Hội họa của Linh Chi và thế hệ ông chính là tiếng nói, là ánh nhìn đối với một thời đoạn lịch sử dân tộc. Không chỉ là lịch sử hội họa, mà hội họa ở thế hệ này có trong mình nó cả lịch sử.

3. Hôm nay được xem lại gần 100 tác phẩm của họa sĩ Linh Chi, người xem sẽ thấy triển lãm này như một cuốn nhật ký, mỗi trang là một bức tranh. Ông vẽ bất kể những gì ông thấy, trước mắt, quanh mình. Ông vẽ hàng ngày, ghi chép, những bức tranh to bé khác nhau, những bức ký họa trên một tờ giấy tận dụng chỉ còn một mặt, những tờ bìa rọc vội.

Những gương mặt người thân, bạn bè, gia đình, một dãy phố, một con đường quen thuộc, một cơn mưa mùa thu, một hồi chuông của buổi tụng kinh chiều từ chùa Chân Tiên … Tất cả đều tự nhiên, đều vốn là như vậy, giản dị, mộc mạc như bản tính của ông.

Vẽ như hơi thở, cũng là tự nhiên, vẽ như sống, vẽ là sống. Với họa sĩ Linh Chi, vẽ và sống là một.

Họa sĩ Lê Thiết Cương

Tin cùng chuyên mục

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Nhà văn Mộc An: Viết cho thiếu nhi là viết cho tuổi thơ mình

Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Góc nhìn 365: Một tương lai dừng lại để nối những tương lai

Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

Tác giả Ruby Nguyen ra mắt sách "Khai vấn trong từng hơi thở"

"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Khúc quân hành vang mãi non sông" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

Nhà văn Phương Trinh: "Đưa những điều gan ruột vào trang viết"

"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

Chữ và nghĩa: Đường chim bay

"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

Đầu tư 170 tỷ đồng trùng tu di tích Hiền Lương-Bến Hải và Thành cổ Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành VH,TT&DL năm 2025

Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.

Tin mới nhất

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

The Bubble Tea Factory: Bảo tàng trà sữa độc nhất vô nhị của đảo quốc Singapore

Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Cầu cảng đẹp như Hawai ở Hải Tiến khiến giới trẻ mê mệt, đã đến là phải check-in

Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Lái xe ô tô du Xuân và những lưu ý không thể bỏ qua

Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Những lễ hội khó lòng bỏ qua đầu Xuân Kỷ Hợi

Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Những địa danh Tây Bắc nhất định phải phượt đầu năm

Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Chiang Mai, trải nghiệm một Thái Lan thật khác

Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.