Trao tặng thưởng của Ban Bí thư cho tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2020
(Thethaovanhoa.vn) - Tối 22/11, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng của Ban Bí thư đối với các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (xuất bản năm 2020).
Các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và trao các tặng thưởng cho các tác giả.
Phát biểu tại lễ trao tặng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đánh giá cao buổi lễ được tổ chức vào thời điểm hết sức có ý nghĩa. Các cơ quan hữu quan đang khẩn trương chuẩn bị cho Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đây là hội nghị rất quan trọng nhằm phát huy nền tảng tinh thần của xã hội, khơi dậy khát vọng và sức mạnh của toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.
Nhấn mạnh văn học nghệ thuật là một bộ phận, thành tố đặc biệt của văn hóa, có vai trò rất quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, lý luận phê bình văn học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, là quá trình nhận thức tự thân của văn học nghệ thuật. “Những nhà lý luận phê bình văn nghệ là người bạn đồng hành với văn nghệ sỹ để chia sẻ, bình giá, phản biện, dự báo, góp phần điều chỉnh và định hướng cho sáng tác, thúc đẩy quá trình phát triển văn học nghệ thuật”, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng phát biểu.
Quán triệt sâu sắc quan điểm "văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận; anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy", đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên từ rất sớm và trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, Đảng ta luôn coi trọng công tác văn hóa, văn nghệ; kịp thời đề ra đường lối, chủ trương, chính sách linh hoạt, đúng đắn để phát triển văn hóa nghệ thuật nước nhà. Trên hành trình qua 35 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước, lĩnh vực văn học nghệ thuật của nước ta đã có bước phát triển quan trọng, sáng tạo được nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp phần làm cho văn hóa trở thành nguồn lực, nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước.
Bên cạnh những thành tựu, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng lưu ý, trong thời gian qua, đời sống văn hóa, văn nghệ cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải được nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác để từ đó đề ra giải pháp, chính sách phù hợp, kịp thời khắc phục, điều chỉnh và phát triển. Đây cũng là yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng ta định ra trong các văn kiện Đại hội Đảng; nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Đảng chuyên đề về văn học, văn hóa, nghệ thuật, như Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng hoan nghênh Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã khắc phục vượt qua mọi khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp, để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Ban Bí thư và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương giao trong năm 2020, trong đó có việc kiến nghị và được lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng đồng ý điều chỉnh, bổ sung Quy chế và tổ chức xét tặng thưởng năm 2020 theo Quy chế mới, bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình xét được tổ chức triển khai chặt chẽ, khoa học và bài bản hơn.
Qua theo dõi công tác xét thưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ vui mừng trước số lượng tác phẩm tham dự giải thưởng nhiều hơn, đa dạng, phong phú và chất lượng hơn các năm trước. Điều đó càng khẳng định việc trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng dành cho các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đạt chất lượng cao hằng năm đã ngày càng khích lệ, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của các nhà lý luận, phê bình và đội ngũ văn nghệ sỹ cả nước.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục khẳng định và nâng cao hơn nữa uy tín và sức lan tỏa của tăng thưởng trong đời sống văn học, nghệ thuật và đời sống xã hội trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tiếp tục kế thừa các kết quả đạt được qua các năm; tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa chất lượng tặng thưởng của Ban Bí thư. Cùng với đó, Hội đồng cần phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan báo chí, xuất bản để đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sâu rộng, nhằm thu hút được nhiều tác phẩm dự xét tặng hơn nữa, bảo đảm có được những tác phẩm tốt nhất trong năm sẽ được vinh danh trong lễ trao tặng thưởng thường niên vào năm 2022.
Nhân dịp này, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng cũng đề nghị các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ nước nhà tiếp tục khắc phục khó khăn, kiên trì đổi mới sáng tạo để có thêm nhiều tác phẩm đạt chất lượng cao. Bám sát chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, các nhà nghiên cứu lý luận, phê bình văn học nghệ thuật, và đội ngũ văn nghệ sỹ cần hướng đến xây dựng một hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam tiên tiến dân tộc, khoa học và nhân văn. Trước mắt, cần sớm hoàn thành việc xây dựng hệ giá trị văn học nghệ thuật vừa mang tính phổ biến nhân loại và thời đại, vừa mang tính đặc thù, phù hợp với bản sắc Việt Nam.
Trên cơ sở đó, phê bình văn học, nghệ thuật phải phát huy được vai trò là thước đo giá trị đồng hành cùng sáng tạo và tiếp nhận văn hóa, văn nghệ, có những đánh giá, phản biện khách quan, đúng mức, vừa khẳng định những giá trị nhân văn tiến bộ, cổ vũ những nỗ lực tìm tòi sáng tạo nghiêm túc, vừa kiên quyết, nghiêm khắc phê phán những biểu hiện thương mại hóa, những thị hiếu tầm thường, dung tục. Đặc biệt cần tập trung đẩy mạnh đấu tranh phản bác thật sắc bén, có hiệu quả với quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử, cơ hội chính trị trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Từ năm 2015 đến nay, qua 5 lần trao tặng thưởng, sức ảnh hưởng và tác động tích cực của tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật thường niên ngày càng được nâng lên, thu hút sự quan tâm lớn; được giới lý luận, phê bình và những người hoạt động văn học, nghệ thuật trong cả nước ghi nhận và đánh giá cao.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, song số lượng tác phẩm tham gia bình xét có sự tăng nhẹ so với năm 2019, với 95 tác phẩm tham dự, so với 93 tác phẩm của năm 2019. Trong đó, có 46 cuốn sách, 32 bài viết và 17 chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị gửi về, đề nghị Hội đồng xét tặng thưởng.
Một trong những điểm mới của của đợt xét tặng thưởng năm 2020 là có thêm mức tặng thưởng Xuất sắc, cùng với giá trị các mức thưởng cũng được tăng lên. Tuy nhiên, qua xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng với 4 vòng xét tặng nghiêm cẩn, Hội đồng đã chọn ra được 17 tác phẩm có chất lượng, đáp ứng được các tiêu chí xét tặng, từ đó chọn ra được: 1 tác phẩm đạt mức A với tác phẩm “Biến văn và những vòng sóng” của tác giả Hữu Thỉnh; 6 tác phẩm đạt mức B và 10 tác phẩm đạt mức C. Ngoài ra, Hội đồng quyết định tặng thưởng cho 13 đơn vị có thành tích nổi bật trong công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hoạt động lý luận, phê bình văn học nghệ thuật năm 2020.
Trong danh sách các tác giả được tặng thưởng, bên cạnh những bậc cao niên thành danh đã xuất hiện một số tác giả trẻ đầy triển vọng. Đi cùng những công trình chuyên sâu về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, về văn nghệ cách mạng, còn có những công trình tiếp thu, vận dụng các lý thuyết nước ngoài để nghiên cứu, phê bình các hiện tượng văn học nghệ thuật đương đại... Qua đó, phản ánh bức tranh đời sống lý luận phê bình văn học nghệ thuật hiện nay đa dạng, phong phú và sinh động, đem đến những tín hiệu tích cực trong thời gian tới.
TTXVN
Mới đây, bộ đôi truyện dài "Nếu một ngày chúng tớ biến mất", "Nhạc sĩ đường phố" của chị lại được vinh danh với giải B, Giải thưởng Sách quốc gia 2024. Thể thao và Văn hóa đã gặp lại và có cuộc trò chuyện với chị.
Bức ảnh các bác sĩ đang đứng xung quanh bàn phẫu thuật, thành kính chắp tay cúi đầu, đang được lan truyền khắp nơi trong những ngày qua.
"Khai vấn trong từng hơi thở" là cuốn sách thứ hai của tác giả Ruby Nguyen, do Nhà xuất bản Hà Nội và Thái Hà Books ấn hành.
Đài PT-TH Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt mang tên "Khúc quân hành vang mãi non sông" vào 22/12 tại sân Đoan Môn, khu Bảo tồn Di sản Hoàng thành - Thăng Long.
"Biến mất" khá lâu trong làng văn, mới đây, nhà văn Phương Trinh - cây bút có dấu ấn trong văn học thiếu nhi - xuất hiện trở lại trong những sách "Bài tập thực hành tiếng Việt", lớp 4 và 5 (NXB Giáo dục).
"Đường chim bay" là một danh từ đã có trong một số cuốn từ điển tiếng Việt. "Từ điển tiếng Việt" (Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) định nghĩa là "đường thẳng, là khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm xa nhau".
UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định phê duyệt Dự án “Công viên Thống nhất tại khu di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải” và Dự án “Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ Thành cổ Quảng Trị".
Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch kết nối trực tuyến với 772 điểm cầu trên toàn quốc.
Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.
Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.
Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.
World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.
Đảo quốc sư tử Singapore hiện đang thu hút với địa điểm dành cho các tín đồ của trà sữa và những viên trân châu ngọt ngào, cũng như những ai ưa khám phá. Đó là bảo tàng trà sữa trân châu đầu tiên tại Đông Nam Á
Với vẻ đẹp hoang sơ của biển cùng kiến trúc độc đáo, cầu cảng Hải Tiến thuộc Khu du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa) hiện đang là điểm check-in khiến giới trẻ mê mệt.
Những chuyến du xuân vui và hoàn hảo ai cũng mong muốn, tuy nhiên nó sẽ mất hứng và không trọn vẹn khi gặp những phiền toái đột xuất xảy ra trên đường.
Đến hẹn lại lên. Tháng Giêng âm lịch hàng năm là tháng của rất, rất nhiều các lễ hội ở Việt Nam trong đó có những lễ hội đáng chú ý, thu hút mối quan tâm của đông đảo dân chúng cũng như du khách gần xa.
Từ nhiều năm nay, với đặc thù về cảnh quan trong dịp Tết, Tây Bắc luôn là điểm hẹn lý tưởng để các phượt thủ tìm đến
Đến Thái Lan, nếu đã quá quen với Bangkok và Pattaya náo nhiệt phố thị, Phuket với những bãi biển cát trắng trải dài, thì Chiang Mai sẽ cho du khách một trải nghiệm khác biệt.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất