Sáng 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề mà cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm

(Thethaovanhoa.vn) - Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sau khi các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn và giải trình trước Quốc hội về các nhóm vấn đề thuộc các lĩnh vực: y tế, lao động - thương binh và xã hội, giáo dục và đào tạo, kế hoạch và đầu tư; sáng 12/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu, làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Tình hình kinh tế, xã hội có chuyển biến tích cực

Trước băn khoăn của các đại biểu Quốc hội về những khó khăn, thách thức cả trước mắt và lâu dài đối với tình hình phát triển kinh tế, xã hội do tình hình dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, từ tháng 10 và những ngày đầu tháng 11/2021, các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đổi mới về tư duy, phương pháp và cách thức tổ chức phòng, chống dịch theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện lộ trình từng bước mở cửa nền kinh tế...

Chú thích ảnh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn các vị đại biểu Quốc hội. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Nhờ đó, tình hình kinh tế, xã hội có chuyển biến tích cực và có nhiều điểm khởi sắc hơn so với tháng trước: Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; 10 tháng xuất siêu 160 triệu USD; thu hút vốn FDI 10 tháng đạt trên 20 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng trở lại; thu ngân sách nhà nước đạt khoảng 91% dự toán năm, tăng 5,5% so với cùng kỳ; sản xuất công nghiệp phục hồi khá; khu vực nông nghiệp phát triển ổn định; khu vực dịch vụ phục hồi khá nhanh. Nhiều địa phương nỗ lực vươn lên mạnh mẽ trong phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội gắn với kiểm soát dịch bệnh.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống người dân tiếp tục được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng. Tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Quốc phòng, an ninh được củng cố, đối ngoại được tăng cường, nhất là ngoại giao vaccine.

Theo Thủ tướng, mặc dù vậy cả trước mắt và lâu dài còn rất nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; sức ép lạm phát tăng. Sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực còn rất khó khăn, nhất là du lịch, lưu trú, vận tải...; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể còn lớn. Tình trạng thiếu lao động cục bộ và đứt gãy một số chuỗi sản xuất, cung ứng cần sự nỗ lực rất lớn để khắc phục. Lao động, việc làm, đời sống tinh thần, vật chất của một bộ phận người dân tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề...

Trước tình hình đó, trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đang khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm vaccine trên toàn quốc; chủ động chuẩn bị thuốc điều trị; tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh để phát triển kinh tế, xã hội. Tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh; cơ bản không để cản trở, ách tắc trong vận chuyển hành khách, lưu thông hàng hóa; nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 và tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chú thích ảnh
Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau hơn 1 tháng triển khai, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, kịp thời và đang được các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tích cực triển khai thực hiện. Cả nước đã đẩy mạnh nhập khẩu và thực hiện chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch lớn nhất từ trước tới nay; có lộ trình từng bước tiêm vaccine cho trẻ em; đồng thời tích cực chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước. Tích cực thiết lập hệ thống trạm y tế lưu động, bệnh viện hồi sức, chăm sóc, điều trị; số ca tử vong tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Tuy còn có nhiều ổ dịch xuất hiện, nhưng trạng thái bình thường mới dần được thiết lập ở tất cả các địa phương trên cả nước, tạo thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện kiểm soát rủi ro.

Thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh; cùng với việc khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Chuyển đổi tư duy, phương pháp, biện pháp, tổ chức thực hiện từ quản lý không COVID-19 (Zero COVID) sang quản lý rủi ro, giảm thiểu tử vong; Tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch được đúc rút trong thời gian vừa qua; Tập trung bố trí nguồn lực và có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở từ nay đến hết năm 2022; Rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực cho phòng, chống dịch, thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư; Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và có chính sách đặc thù phù hợp cho cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; Tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, chủ thể của người dân, doanh nghiệp trong chủ động tổ chức phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, bảo đảm giao thông vận tải, lưu thông hàng hóa, không để xảy ra ách tắc cục bộ; Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần tạo đồng thuận, củng cố niềm tin cho Nhân dân trong phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.

Tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội

Theo Thủ tướng, thời gian tới Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương khắc phục bằng được những hạn chế, bất cập; tiếp tục rà soát, thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, thiết thực cho người dân gặp khó khăn, đặc biệt là các cháu bị mồ côi do dịch COVID-19; củng cố hệ thống an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ hiện hành; đồng thời rà soát, hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp cho những nhóm đối tượng khó khăn nhất. Chú trọng thực hiện các chính sách người có công, trợ giúp xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu quốc gia, giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động… Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, nhất là người dân bị tác động tiêu cực của dịch bệnh.

Chính phủ đang nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp, linh hoạt các chính sách tiền tệ, tài khóa dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, nợ công được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Chú thích ảnh
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Hoàn thiện chính sách, giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, trong đó phân tích, đánh giá kỹ, lựa chọn phù hợp các công cụ, chính sách hỗ trợ, huy động nguồn lực và đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các lĩnh vực để trình Quốc hội xem xét. Phương châm đặt ra là hỗ trợ đúng, kịp thời, khả thi, hiệu quả; gắn kết hài hòa giữa cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ về cơ chế, chính sách và hỗ trợ về nguồn lực tài chính; bảo đảm nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Yêu cầu đặt ra là phải có những chủ trương, quyết sách đúng đắn, phù hợp và các cơ chế, chính sách hỗ trợ, kích thích với quy mô đủ lớn, phạm vi và thời gian phù hợp. Đối tượng hỗ trợ tập trung vào người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, nhất là trong những ngành, lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 với thứ tự ưu tiên, mức độ hỗ trợ, lộ trình phù hợp, khả thi.

Trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó đặc biệt chú trọng phục hồi các chuỗi sản xuất, cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hóa, lao động an toàn, thông suốt; khắc phục nhanh những bất cập, vướng mắc; hỗ trợ kịp thời, thiết thực, hiệu quả người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án hạ tầng trọng điểm; thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; tăng cường thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Khẩn trương lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện hiệu quả các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch. Đẩy mạnh khôi phục, phát triển thị trường lao động và đào tạo lao động; thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo nền tảng vững chắc cho đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế, phù hợp với những điều chỉnh của kinh tế thế giới trong bối cảnh dịch bệnh.

Giải pháp phục hồi thị trường lao động

Trước câu hỏi của nhiều đại biểu Quốc hội về tình hình lao động, việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là đợt dịch thứ 4 khiến tỷ lệ lao động thiếu việc, thất nghiệp tăng cao; một lượng lớn người dân, người lao động trở về quê dẫn đến những vấn đề xã hội và tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là tại các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau khi nới lỏng giãn cách xã hội và từng bước mở cửa nền kinh tế…, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, người lao động thực hiện mọi biện pháp cần thiết để trước mắt, trong thời gian từ nay đến cuối năm 2021 và đầu năm 2022, bảo đảm thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong thời gian sớm nhất gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Chủ động ưu tiên tiêm vaccine, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại chỗ; có giải pháp hỗ trợ phù hợp người lao động đối với các khoản chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt trong thời gian đầu.

Về lâu dài, Chính phủ triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động. Đẩy mạnh, xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động, công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động. Về vấn đề nhiều người người lao động về quê trong thời điểm dịch bệnh, Chính phủ chỉ đạo phân tích, đánh giá kỹ để có giải pháp cụ thể, trước mắt và căn cơ, lâu dài, bảo đảm các điều kiện cần thiết để ổn định đời sống, việc làm cho người lao động; nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch chuyển lao động an toàn, hiệu quả.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Vê tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu đề ra và còn những hạn chế, bất cập, như các vị đại biểu Quốc hội đã đánh giá, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cố gắng, quyết liệt chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy mạnh mẽ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm. Tổ chức các hội nghị, cuộc họp trực tuyến toàn quốc; ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện, Kết luận; cắt giảm số lượng dự án, điều chuyển vốn, hạn chế tình trạng bố trí vốn dàn trải... Song giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa như mong muốn, do có cả nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là cơ bản của cả chính quyền trung ương và địa phương.

Thời gian tới, Chính phủ xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành để góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân, thúc đẩy triển khai đúng quy trình, quy định, bảo đảm kịp thời, tránh tiêu cực, lãng phí...; không vì tiến độ mà bỏ qua quy trình, thủ tục cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công. Tháo gỡ ngay vướng mắc trong việc đền bù, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng, đấu thầu... Rà soát, kiên quyết điều chuyển vốn, không để tình trạng dàn trải, lãng phí. Đẩy nhanh triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm; báo cáo cấp có thẩm quyền, trình Quốc hội Đề án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và Đề án thí điểm tách bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách; huy động hiệu quả hơn các nguồn lực, bảo đảm tính kết nối tổng thể để phát huy hơn nữa vai trò của hệ thống kết cấu hạ tầng đối với sự phát triển của đất nước.

Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về công tác dân tộc trong tình hình mới, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó lần đầu tiên xây dựng riêng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt Chương trình giai đoạn 2021 -2025.

Trước đánh giá việc triển khai Nghị quyết của Quốc hội và phê duyệt Chương trình này còn chậm của số vị đại biểu Quốc hội, Thủ tướng cho rằng, có nguyên nhân do phạm vi rộng, tính chất đặc thù phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều cơ quan, địa phương...; trong khi đó quá trình chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan liên quan. Chính phủ đã yêu cầu nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm; khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện, đưa các cơ chế, chính sách của Chương trình vào thực tiễn cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Từ nay đến cuối năm 2021, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình; xác định phương án và thực hiện phân bổ vốn ngân sách nhà nước năm 2021, năm 2022. Ngay trong năm 2021, ban hành đủ các quy định, hướng dẫn cụ thể về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện, chính sách tín dụng ưu đãi và nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước để làm cơ sở thực hiện Chương trình. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan trên các lĩnh vực, bảo đảm sự tích hợp, thống nhất với các nội dung của Chương trình.

Chú thích ảnh
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Khuất Việt Dũng đặt câu hỏi chất vấn. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh

Vấn đề dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, với quan điểm bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng, phù hợp tình hình dịch bệnh, Chính phủ tập trung chỉ đạo nghiên cứu, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em; chuẩn bị tốt các điều kiện phòng, chống dịch tại trường học; tổ chức dạy học linh hoạt, bằng nhiều phương thức phù hợp với tình hình dịch bệnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá phù hợp; rà soát tinh giản nội dung chương trình; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên; hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho giáo viên, học sinh, gia đình. Huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ trang thiết bị cho học sinh, đặc biệt là vùng khó khăn. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục, đào tạo gặp khó khăn do dịch bệnh và rà soát, bổ sung chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn, nhất là đối với giáo viên mầm non và giáo viên ngoài công lập.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời trực tiếp câu hỏi của 12 đại biểu Quốc hội

Cũng trong sáng 12/11, sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu, làm rõ các vấn đề cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, đã có 12 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi và được Thủ tướng trả lời trực tiếp, tập trung các vấn đề như: giải pháp tiếp theo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; về chiến lược vaccine; chương trình tổng thể thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; giải pháp từng bước mở cửa, khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội; giải pháp đột phá để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); phát triển hạ tầng chiến lược; cơ chế đặc thù cho phát triển Đồng bằng sông Cửu Long; giải pháp xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ... Đồng thời giải đáp các câu hỏi về các vấn đề cụ thể như: về phụ cấp cho giáo viên vùng cao; về các dự án tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội chậm được triển khai...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, phần chất vấn, trả lời chất vấn, giải trình trước Quốc hội của các thành viên Chính phủ nói chung và của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói riêng thực sự nghiêm túc, trí tuệ, dân chủ, thẳng thắn, sôi nổi và hiệu quả.

Phạm Tiếp/TTXVN

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Hà Nội: Nhà trường phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh khi trời rét

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; các đơn vị trực thuộc; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Tội phạm sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp

Sáng 18/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chuyên đề Công an Thành phố phối hợp Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức Tọa đàm nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm lĩnh vực tài chính trên không gian mạng.

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

Hà Nội bổ sung 191 tuyến phố đủ điều kiện trông giữ xe dưới lòng đường, vỉa hè

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ, trong đó bổ sung 191 tuyến đường, phố đủ điều kiện vào danh sách được trông giữ xe dưới lòng đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Tuyển sinh đại học 2025: Xét tuyển sớm không giảm cơ hội trúng tuyển của thí sinh

Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do trường quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng bệnh

Chiều 13/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm

Ngày 13/12/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025, dự kiến cần 80.000 đơn vị máu

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, dịp cuối năm và Tết Nguyên đán luôn là thời điểm cao điểm về nhu cầu máu để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị.

Tin mới nhất

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Đà Nẵng đón Giáng sinh – Chào năm mới 2025 với nhiều chương trình du lịch độc đáo

Chào mừng lễ Giáng sinh và năm mới 2025, các đơn vị du lịch, lưu trú, điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang có nhiều hoạt động, chương trình độc đáo, hấp dẫn thu hút khách du lịch.

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Thái Nguyên lần đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12/2024, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan Ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc”.

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Ninh Thuận tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị đồi cát Nam Cương

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam được ví như "tiểu sa mạc Sahara" với cảnh quan và địa hình độc đáo.

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Quảng Bình phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng

Tỉnh Quảng Bình có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Phở và nem “chinh phục” thực khách Italy

Ngày 12/12/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã phối hợp với Vietnam Airline tổ chức sự kiện “Phở và Nem: Đường đến với ẩm thực Việt Nam - Bay thẳng Việt Nam - Italy từ tháng 7/2025” nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và thúc đẩy du lịch Việt Nam.

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Độc đáo khu phố bao cấp của Hà Nội được tái hiện trong "Đêm Trúc Bạch"

Lần đầu tiên tại Hà Nội, một không gian với bối cảnh là một khu phố cổ Hà Nội với các toa tàu điện, các cửa hàng bách hóa… gợi nhớ cho người dân Thủ đô và du khách về ký ức của "thời bao cấp", một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Trúc Bạch: Điểm đến của một Hà Nội quyến rũ, sâu lắng và đậm chất thơ

Đêm Hà Nội với sự lung linh của ánh đèn và hơi thở lịch sử qua từng góc phố, là một mô hình độc đáo, giúp du khách khám phá một Hà Nội rất khác - một Hà Nội quyến rũ, đậm chất thơ và sâu lắng.

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Bí ẩn những địa điểm được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới khác đến nay vẫn chưa có lời giải

Những nơi này đều có nhiều truyền thuyết bí ẩn xoay quanh và được cho là có thể dẫn lối cho người trần sang thế giới bên kia.

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

TP.HCM được Giải thưởng Du lịch thế giới chọn làm nơi trao giải

World Travel Awards chọn TP.HCM là địa điểm tổ chức Lễ trao giải thưởng khu vực châu Á và châu Đại Dương năm 2022.