A+ A A- Kiểu đọc sách

Tiếng sáo trúc ở Tam Đảo

09:27 09/06/2011
loading...

(TT&VH) - Khu nghỉ mát Tam Đảo cách trung tâm Hà Nội chỉ non 2 giờ xe chạy. Tôi trở lại vào một ngày chớm Hè. Vẫn khu chợ của thị trấn nhộn nhịp trên 2 nhánh đường ở trung tâm thị trấn. Vẫn đầy ắp các sọt măng, các rổ rau su su xanh non. Du khách hối hả mua bán để mang những hàng “đặc sản” ấy về xuôi.

Trái ngược với cảnh náo hoạt ấy, là mấy bà mế và em nhỏ đợi khách mua sáo trúc ngồi như bất động. Cái dáng ngồi như không hề thay đổi suốt 10 năm qua, từ lần đầu tôi đến đây. Hơn nửa giờ đứng gần để quan sát, tôi chỉ thấy vài khách dừng lại thoáng chốc, mà không ai mua hàng. Nhưng hễ khi có tốp khách tới gần, là cậu bé trai bán hàng lại nâng sáo lên ngang môi, dồn hơi mà thổi “mì son sí la, la la sí mì son son...” như thiết tha mời gọi.

Ôi, cây sáo trúc bao đời gắn với hình ảnh em bé ngồi trên lưng trâu góp vi vu ngân khúc nhạc chiều, giờ còn mấy nơi tái hiện? Giờ các tiết mục “độc tấu sáo trúc” trong những đêm văn nghệ quần chúng một thời cũng không còn nữa. Thời mà ở đơn vị bộ đội hoặc ở các nhà máy, đâu đâu cũng có vài anh lính hoặc người thợ biết thổi dân ca từ cây sáo đơn sơ.

Không, không còn như vậy, nên dễ hiểu vì sao hàng bán sáo ở Tam Đảo lại vắng khách như thế. Mà trúc Tam Đảo thì vẫn muôn đời xanh trong những thung lũng, triền núi như một “đặc sản” của núi rừng này.

Nhìn chú bé “mi sòn sòn...” uể oải đeo nặng túi đứng dậy trở về nhà, lòng tôi trĩu buồn...

Quang Vinh

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...