A+ A A- Kiểu đọc sách

Bình luận: Thương hiệu là cái chi chi

16:24 16/08/2013
loading...

(Thethaovanhoa.vn) - Sau vụ Tấn Trường bị thanh lý sớm hợp đồng ở XMXT.SG và những phản ứng phụ kèm theo, người viết có ngồi trò chuyện cùng một cộng sự của Trường (trong một dự án làm ăn khác, ít nhiều liên quan tới bóng đá: đồng sở hữu Cty Dịch vụ Thể thao Tấn Trường, chuyên tổ chức sự kiện, giải đấu, cung ứng lao động tại chỗ trong bóng đá, cũng như tư vấn – đại diện pháp lý cho cầu thủ…), quả thật là đã có chút lo lắng cho cá nhân Trường và những liên đới.

1. Cần chắc rằng, Trường không chỉ đứng chính danh mỗi cái tên Cty như đã nhắc ở trên, mà anh còn góp cổ phần xây dựng hệ thống sân cỏ nhân tạo Tấn Trường (quận Tân Bình, TP.HCM), một lớp học năng khiếu bóng đá khác ở Thủ Đức (dành cho các cầu thủ nhí) cũng mang tên Tấn Trường, thậm chí ngay cả cái tiệm Internet Tấn Trường ở quê nhà… Tấn Trường cũng từng tham gia vài dự án phim. Cơ bản, Trường là một người cầu tiến và rất xông xáo.

2. Ngoài Trường, một số các cầu thủ thuộc tầm ngôi sao và dù không có một nhà đại diện chính thức nào để dẫn lái, nhưng cũng rất nhanh nhảu tìm kiếm các bản hợp đồng quảng cáo. Quang Hải và Trọng Hoàng quảng cáo cho một hãng sữa, Công Vinh làm đại diện thương hiệu cho một hãng xe sang ở Việt Nam, Thanh Bình tìm tới hãng hàng không giá rẻ, Thành Lương kết thân với Adidas, trong khi Long Giang đầu quân cho thương hiệu giầy Việt Nam CODAD ít danh tiếng hơn...

Trước khi bóng đá Việt Nam lên chuyên, người ta chỉ thấy có Hồng Sơn, Huỳnh Đức quảng cáo Pepsi. Sự nâng cấp về ý thức giá trị bản thân như thế là rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, không phải ngôi sao nào cũng biết cách chăm bón cái tên của chính mình, để tiếp tục kinh doanh hợp pháp thương hiệu bản thân. Đến cả một cầu thủ có tiếng là khôn ngoan như Lê Công Vinh cũng đã không ít lần mắc lỗi hay ít nhất là lỡ miệng, thì kể cũng khó đòi hỏi lắm!

3. Chỉ là sau vụ Tấn Trường, dù có tình ngay lý gian đi chăng nữa, ít nhiều các giá trị thương hiệu kèm theo sẽ bị thuyên giảm. Nguy hiểm nhất, đó là cái lớp học bóng đá năng khiếu mang tên Tấn Trường, nơi mà phần lớn các cầu thủ nhí đều coi Trường như thần tượng.

Thế mới nói, ý thức, bảo dưỡng và có trách nhiệm với nghề, với giá trị bản thân thôi chưa đủ, mà trách nhiệm xã hội mới nặng nề. Ở đó, cầu thủ ngôi sao là thần tượng của không ít người trẻ. 

Trần Hải
Thể thao & Văn hóa

loading...
Viết bình luận

Tin tức Du lịch

loading...